Công nghệ thiết kế web hiện đại ngày càng có nhiều xu hướng mới, trong đó thiết kế web bằng bootstrap vẫn được xem là phổ biến và chuyên nghiệp nhất. Bạn muốn đi sâu vào tìm hiểu các khái niệm xung quanh Thiết kế web bằng bootstrap và những ưu nhược điểm của nó? Xem ngay bài viết dưới đây để tìm câu trả lời cho riêng mình.
Thiết kế web bằng bootstrap là như thế nào?
Thiết kế web bằng bootstrap là cách thức xây dựng một website hoàn chỉnh dựa vào framework ( khung) thiết kế có sẵn của Bootstrap. Nói về Bootstrap, đây là một sản phẩm của Mark Otto và Jacob Thornton tại Twitter.
Nó được xuất bản như là một mã nguồn mở vào ngày 19/8/2011 trên GitHub và tên gọi ban đầu là Twitter Blueprint. Theo thời gian phát triển, các phiên bản tiếp theo và cao cấp hơn được ra mắt và phiên bản Bootstrap 4.3.1 là phiên bản mới nhất mà hãng này giới thiệu đến người dùng.
Bootstrap là một nền tảng được viết bằng ngôn ngữ lập trình HTML, CSS và JC vô cùng phổ biến trong thiết kế website hiện nay. Trong nền tảng này chứa một bộ sưu tập miễn phí gồm các công cụ chuyên nghiệp và các mã nguồn mở để nhanh chóng tạo nên một giao diện web nhanh chóng và dễ dàng hơn.
Cụ thể hơn, Bootstrap chứa CSS, icon font và Javascript về kiểu chữ, các nút, hình thức và các thành phần khác nhằm tạo nên một mẫu website hoàn chỉnh. Bên cạnh đó, nền tảng này sẽ chứa những khuôn mẫu được thiết kế sẵn giúp đem lại sự tiện lợi cho lập trình viên hơn khi thiết kế web cho khách hàng.
Chính vì thế, thiết kế web bằng bootstrap được xem là hiệu quả nhất tính đến thời điểm hiện tại trong lĩnh vực xây dựng web. Để thiết kế web bằng bootstrap sẽ hai phương pháp chính như sau:
Thiết kế web bằng bootstrap thủ công
Các bước thiết kế web bằng bootstrap thủ công sẽ thực hiện lần lượt như sau:
Bước 1: Tải phiên bản mới nhất của Bootstrap 4 từ website chính thức của hãng về máy. Sau đó giải nén các tệp Bootstrap 4.
Bước 2: Tạo một thư mục HTML
Bước 3: Sao chép tệp JS và CSS vào trong thư mục HTML vừa tạo. Hau tệp này bạn sẽ nhận được ngay sau khi tải Bootstrap 4 xuống.
Bước 4: Liên kết tệp CSS Bootstrap của bạn bằng cách sao chép mã và dán nó vào tệp index.html trong thẻ
Bước 5: Tương tự, thêm JavaScript Bootstrap lõi sau Footer của index.html để tải nhanh trang thông qua mã
Thiết kế web bằng bootstrap với Templatetoaster Bootstrap
Dưới đây là 8 bước thiết kế website bằng bootstrap với Templatetoaster Bootstrap.
Bước 1: Tải Templatetoaster và cài đặt
Sau khi tải Templatetoaster về máy, bạn hãy chọn CMS để cài làm nền tảng và đặt tên như Joomla, Drupal, Magento,… nếu muốn tạo trang web động. Còn hãy chọn HTML nếu như bạn muốn tạo trang web tĩnh.
Bước 2: Chọn mẫu website
Bước 3: Chuyển tab General để cài đặt các tùy chọn xuất hiện trên trang web như favicon, sidebar, typography,…
Bước 4: Bố trí thiết lập tỉ lệ chiều rộng, đường viền, kết cấu, hiệu ứng và kiểu chữ theo yêu cầu của mình.
Bước 5: Chuyển sang tab Menu (Bạn chọn cài đặt logo và các mục của menu. Sau đó căn chính chiều ngang, chiều dọc sao cho vừa mắt nhất)
Bước 6: Cài đặt trình chiếu vào trang web
Bước 7: Chỉnh sửa nội dung
Bước 8: Chỉnh sửa lại phần Footer
Cả hai phương pháp trên đều dễ áp dụng cho người mới học lập trình. Hãy thử áp dụng một trong hai cách trên để thiết kế được một website bằng Bootstrap để chọn ra cho mình phương pháp phù hợp nhất. Nắm được thiết kế web bằng Bootstrap và các phương pháp thiết kế rồi, vậy ưu nhược điểm của nền tảng này là gì? Cùng theo dõi này ở phần dưới đây.
Ưu, nhược điểm của thiết kế web bằng Bootstrap
Ưu điểm
Ngoài việc giúp bạn loại bỏ được khó khăn lặp đi lặp lại trong quá trình viết CSS hay những đoạn mã HTML thì một loạt các ưu điểm của Bootstrap giúp ích rất nhiều cho các lập trình viên. Đó là:
Nền tảng tối ưu: Bootstrap là nền tảng tạo sẵn cho người dùng một thư viện để lưu trữ dữ liệu và tùy sửa theo mục đích cá nhân, giúp bạn sở hữu ngay một giao diện website hoàn chỉnh và nhanh chóng.
Tương thích tốt với smartphone: Ở nền tảng Bootstrap có sử dụng grid system nên sẽ hỗ trợ responsive ( phản ứng nhanh) và viết theo xu hướng ưu tiên trên giao diện mobile trước. Điều này làm cải thiện đáng kể hiệu suất người dùng khi truy cập trên điện thoại di động.
Giao diện đầy đủ, đẹp mắt: Bootstrap có một giao diện màu xám bạc rất sang trọng và hỗ trợ đầy đủ các thành phần mà một website hiện đại cần có. Cấu trúc HTML giúp bạn nhanh chóng nắm bắt được tình hình và phát triển trang.
Dễ dàng tùy biến: Bootstrap có thêm tính năng tùy biến tiện lợi giúp hỗ trợ bạn thay đổi gần như tất cả các thuộc tính sao cho phù hợp nhất với chương trình bạn đang làm.
Dễ dàng SEO: Bootstrap rất thân thiện với Google nên đây cũng chính là lý do mà nhiều lập trình viên lựa chọn nền tảng này để thiết kế web cho khách hàng, giúp cho các SEOer dễ dàng đưa trang web tiếp cận với người dùng.
Nhược điểm
Công nghệ đôi khi cũng không hề hoàn hảo như chúng ta nghĩ, bên cạnh những ưu điểm nổi trội của Bootstrap vừa cập nhật bên trên thì cũng có những hạn chế nhất định như sau:
Tốc độ tối ưu chưa cao: Nền tảng của Bootstrap được đánh giá là tương đối nặng nên đối với những dự án đòi hỏi sản phẩm nhẹ thì đây sẽ là một nhược điểm trong quá trình thiết kế.
Chưa hoàn thiện: Bootstrap vẫn chưa đa dạng những thư viện cần thiết nên chưa thể tạo ra được một khung thiết kế riêng hoàn hảo mà vẫn phải dựa vào phiên bản riêng của mobile.
Quá nhiều code thừa: Một nhược điểm khá lớn khi sử dụng nền tảng này là trang web của bạn phải thêm rất nhiều code không cần thiết trong khi bạn chưa sử dụng đến 10% những gì nền tảng này cung cấp.
Không sáng tạo: Chính vì ưu điểm là themes có sẵn, gọi ra các .class từ stylesheet và thế là bạn đã có một trang web responsive hoàn chỉnh một cách cơ bản nên nhiều khi sẽ khiến cho bạn trở nên lười sáng tạo, lâu dần thì thành bị động.
Tất nhiên, suy cho cùng Bootstrap vẫn có những ưu điểm nổi trội mà bất kể lập trình viên nào cũng mong muốn. Nếu bạn không muốn thiết kế web quá cầu kỳ về layout, đơn giản và ưu tiên giao diện web trên mobile thì chắc chắn Bootstrap chính là lựa chọn giúp bạn tiết kiệm được nhiều thời gian.