Bất cứ công việc gì bạn đều cần có một quy trình, một lộ trình dẫn dắt cụ thể. Google Adwords không có một quy trình chuẩn mực chung nào cả, mỗi quy trình đều là do người dùng tự xây dựng lên sao cho bản thân thấy đầy đủ và phù hợp nhất. Bài viết này mang tính chia sẻ cho các bạn về quan điểm xây dựng chiến dịch mang tính cá nhân và kinh nghiệm từng áp dụng.

1. Tìm thông tin về sản phẩm

Trước khi bắt đầu, bạn cần định hình rõ sản phẩm (dịch vụ) của bạn là gì và nhắm mục tiêu vào sản phẩm (dịch vụ) đó. Nếu bạn là người được thuê quảng cáo Google Adwords, bạn cần khách hàng của bạn mô tả chi tiết về sản phẩm (dịch vụ) mà họ cung cấp.
Thử tìm kiếm sản phẩm đó trên Google, bạn thấy gì?

2. Nhắm mục tiêu khách hàng

Khách hàng mới chính là mục tiêu của chúng ta. Dù quảng cáo có tốt mà không nhắm đúng nhu cầu của khách hàng thì họ cũng sẽ lướt qua mà không đem lại cho chúng ta bất cứ giá trị nào. Nên tìm hiểu qua nhóm đối tượng mà sử dụng sản phẩm của chúng ta về độ tuổi (dưới 18, 18 – 25, 25 – 34,….) giới tính (Nam, Nữ), khu vực chúng ta quan tâm (Hà Nội, TP HCM, Đà Nẵng,…) quan trọng nhất vẫn phải là nhu cầu của họ là gì? Tại sao họ lại có nhu cầu sử dụng sản phẩm của bạn?
VD: Bạn không nên quảng cáo thuốc đông y cho nhóm độ tuổi từ dưới 18 – 25 tuổi (vì nhóm đối tượng này không sử dụng hoặc sử dụng ít, quảng cáo sẽ không hiệu quả)

3. Phân tích ưu, nhược điểm sản phẩm của bạn, so sánh đối thủ?

Khi chưa quảng cáo, bạn nên thử tìm kiếm sản phẩm mà bạn chuẩn bị cung cấp trên Google. Hãy nhấp vào tất cả các quảng cáo, các kết quả tìm được và so sánh với trang web của bạn. Từ độ mượt trang web – có thân thiện với di động không? (Tốc độ tải trang, hình ảnh,…), có nhiều đối thủ cạnh tranh không? đối thủ có công khai giá sản phẩm (dịch vụ) không? so với sản phẩm của bạn thì đối thủ có những ưu điểm, nhược điểm gì?

4. Xây dựng danh sách và phân loại từ khóa

Để xây dựng được danh sách từ khóa, bạn sử dụng keyword planner, keywordtool.io để tìm kiếm từ khóa liên quan tới từ khóa chính, từ khóa ít cạnh tranh, và phần mềm excel để xây dựng danh sách từ khóa.
Sau khi có danh sách từ khóa, bạn ghép những từ khóa có liên quan tới nhau vào 1 nhóm. (Việc phân loại giúp chúng ta dễ quản lý, theo dõi xem từ khóa nào hiệu quả, từ khóa nào không hiệu quả, nên loại bỏ từ khóa nào để tối ưu?)
Xây dựng danh sách và phân loại từ khóa càng chi tiết thì khi bắt đầu quảng cáo của bạn càng hiệu quả. Những từ khóa nào mà không đem lại khách hàng thì bạn nên để riêng cho vào danh sách từ khóa phủ định.

5. Viết quảng cáo cho nhóm từ khóa

Khi đã xây dựng và phân loại xong danh sách từ khóa, điều bạn cần làm tiếp theo là viết mẫu quảng cáo cho mỗi nhóm từ khóa sao cho thật hay, thật hấp dẫn. Việc viết quảng cáo rất quan trọng, nó sẽ cải thiện điểm chất lượng từ khóa, nâng cao vị trí của bạn, giảm chi phí cho mỗi nhấp chuột. Có một số đề xuất để bạn viết mẫu quảng cáo hiệu quả:

  • Tiêu đề chứa từ khóa chính
  • Từ khóa lặp lại ở mô tả
  • Tiêu đề và mô tả nêu lên ưu điểm nổi bật của sản phẩm của bạn.
  • Nên đính kèm lời kêu gọi hành động (Mua ngay, xem ngay, đặt hàng ngay…)

6. Chạy quảng cáo, theo dõi và tối ưu

Một tài khoản Google Adwords mới nên để quảng cáo chạy 5 – 7 ngày sẽ có số liệu để bạn đánh giá.
Đánh giá xong sau đó tối ưu tài khoản quảng cáo và tiếp tục chạy
Tiếp tục theo dõi – đánh giá – tối ưu. đây là công việc của bạn từ lúc bắt đầu chạy quảng cáo tới khi kết thúc chiến dịch.
Việc tối ưu tài khoản Google Adwords như thế nào chúng ta cùng theo dõi trong bài 15.
Các bạn hãy thường xuyên ghé lại trang web: duongnguyenan.com để cùng chia sẻ và học hỏi nhé. Nếu bạn gặp bất cứ khó khăn gì hãy bình luận để được giải đáp. Đừng ngại chia sẻ khó khăn của bạn cho chúng tôi.
Bạn đang theo dõi Series chương trình “học quảng cáo Google Adwords cho người mới” của Dương Nguyên An tại duongnguyenan.com. Liên hệ:

0902.652.087