KHI NGƯỜI TIÊU DÙNG RÚT VỐN…
Cuối cùng thì ông hoàng tơ lụa Việt cũng lên tiếng thừa nhận đã nhập hàng từ “nước lạ” về rồi đổi mác thành “made in Vietnam”. Tuy nhiên, ông không thừa nhận việc làm này là có chủ trương và thành hệ thống từ bao nhiêu năm nay, mà chỉ là do ông “lơ là, thiếu kiểm tra, giám sát” (cafef đưa tin).
Cũng theo cafef, lý do ông đưa ra là vì tập đoàn của ông phát triển đa ngành lớn quá, mà mảng tơ lụa chỉ đóng góp rất nhỏ trong tỷ trọng doanh thu nên ông lơ là, không quan tâm. Và ông cũng không thừa nhận là chỉ bằng động tác đổi tên "nước lạ" sang tên VN, hàng của ông đã có thể tăng giá bán lên hàng chục lần, nhiều chục lần như nhiều người đồn thổi.
Nhiều người phẫn nộ, đòi tẩy chay không chỉ hàng tơ lụa, mà cả các mặt hàng khác của ông. Và nhiều người khác lấy làm buồn cho doanh nghiệp Việt.
Cá nhân tôi cũng buồn, nhưng lại thấy vui vui vì cái mác “made in Vietnam” bây giờ đã có giá trị cao gấp chục lần made in “nước lạ”.
Tôi từng nói thương hiệu mạnh không phải do chủ doanh nghiệp đầu tư, mà chính là do người tiêu dùng “góp vốn” bằng tiền túi của mình khi chấp nhận mua hàng với giá cao để nhận lại giá trị cảm nhận cao tương xứng (customer perceived value). Và tôi cũng nói, về mặt nào đó, chính người tiêu dùng là nhà đầu tư, là cổ đông của thương hiệu. Một khi họ mất niềm tin, đồng loạt “rút vốn”, không mua hàng nữa, thương hiệu sẽ chết! Bạn tin tôi không?

0902.652.087