Làm thế nào để giảm thời gian phản hồi của máy chủ (ttfb) dưới 200 ms (0.2 giây) là mơ ước của rất nhiều chủ website/nhà thiết kế web. Bởi khi bạn đã tối ưu triệt để các tài nguyên khác nhưng tốc độ phản hồi vẫn chậm thì trang web của bạn sẽ bị các công cụ kiểm tra tốc độ của Google đánh giá thấp. Vậy, những nguyên nhân khiến thời gian phản hồi của máy chủ (TTFB) bị chậm là gì? Cách giải quyết ra sao? Hãy đọc hết bài viết dưới đây để tìm được câu trả lời cụ thể nhất.
Bạn có biết TTFB là gì?
Trước khi đi vào nguyên nhân và cách làm giảm thời gian phản hồi của máy chủ, bạn đã biết TTFB là gì chưa?
-
TTFB là viết tắt của cụm từ “Time To First Byte” được hiểu là thời gian phản hồi của máy chủ.
-
Hiểu một cách đơn giản, TTFB là khoảng thời gian trình duyệt cần phải đợi để nhận được những thông tin đầu tiên sau khi gửi yêu cầu đến máy chủ web (web server).
-
TTFB lý tưởng và được các thanh công cụ kiểm tra tốc độ website đánh giá tốt là không cao quá 0.2 giây. Dưới 0.1 giây là mốc thời gian vô cùng tuyệt vời, còn nếu từ 0.5 giây trở lên thì đó là một con số khá tệ.
TTFB không quá 0.2 giây được xem là lý tưởng
Nguyên nhân thời gian phản hồi của máy chủ (ttfb) bị chậm?
Để hiểu rõ các cách giảm thời gian phản hồi của máy chủ (TTFB) thì việc nắm được các nguyên nhân dẫn đến mất quá nhiều thời gian để phản hồi trên trình duyệt là việc vô cùng cần thiết. Vậy lý do là bởi vấn đề mạng khiến web server bị chậm hay dữ liệu/nội dung web chưa được tối ưu hiệu quả? Cùng tìm hiểu ngay phần dưới đây để nắm rõ hơn nhé!
Dịch vụ hosting server yếu kém
Dịch vụ hosting server yếu kém là nguyên nhân chủ yếu mà nhiều chủ website gặp phải dẫn đến trình duyệt mất quá nhiều thời gian để phản hồi. Khi một máy chủ host có cấu hình không đủ lớn nhưng bị nhồi nhét quá nhiều website, cộng thêm việc không được tối ưu đúng cách, chức năng lạc hậu,… sẽ dẫn đến tình trạng quá tải.
Mức độ quá tải đó, bạn sẽ dễ dàng quan sát không chỉ thể hiện qua việc server bị chậm mà còn trên WHM/cPanel.
Vậy nên, điều bạn cần lúc này chính là một dịch vụ hosting được thiết lập riêng cho nền tảng mã nguồn website của bạn để không gặp phải tình huống thời gian phản hồi của máy chủ (ttfb) bị chậm.
Khoảng cách máy chủ quá xa
Nguyên nhân tiếp theo khiến trình duyệt của bạn bị chậm TTFB chính là khoảng cách từ máy chủ web (web server) đến các máy chủ test quá xa và kết nối đường truyền không ổn định. Thực tế, nguyên nhân này rất phổ biến ở Việt Nam, đặc biệt là kết nối mạng internet đi quốc tế thường xuyên gặp trục trặc. Tuy nhiên, không thể thoái thác hết trách nhiệm sang vấn đề khoảng cách và tốc độ đường truyền quốc tế vì nó sẽ ảnh hưởng nhiều đến việc cài đặt/cập nhật/thiết kế trang web.
Mã nguồn website chưa được tối ưu
Một số dữ liệu website ở dạng tĩnh như HTML, JS, hình ảnh, web fonts hay CSS chưa được tối ưu cũng là nguyên do làm ảnh hưởng đến thời gian phản hồi của máy chủ (ttfb). Khi mã nguồn website bị nhồi nhét, không được tối ưu sẽ dẫn đến tình trạng quá tải trong lúc xử lý, đồng nghĩa với tốc độ tải của trình duyệt sẽ bị chậm. Đối với những trang web lớn, có nhiều lượng người truy cập mà không được tối ưu đúng cách thì vẫn sẽ gặp phải tình trạng tắc nghẽn đường truyền. Vì thế, nếu như không muốn những công cụ kiểm tra tốc độ website đánh giá thấp trang của bạn thì hãy đầu tư việc tối ưu nó hiệu quả nhất.
Thiếu bộ nhớ đệm
Bộ nhớ đệm là yếu tố quan trọng có nhiệm vụ hỗ trợ, cung cấp nội dung trên trình duyệt nhanh hơn. Vậy nên, thiếu yếu tố này cũng làm cho thời gian phản hồi của máy chủ (ttfb) bị chậm. Thiếu bộ nhớ đệm đồng nghĩa với việc trình duyệt liên tục gửi yêu cầu nguồn cung cấp từ máy chủ làm mất nhiều thời gian và nó khiến người dùng phải chờ một khoảng thời gian không cần thiết. Ngược lại, khi có đầy đủ bộ nhớ đệm, trình duyệt chỉ cần truy cập từ bộ nhớ cache trung gian hoặc cục bộ và cho ra kết quả một cách nhanh chóng.
Dữ liệu website chưa được cache
Bộ nhớ Cache là một giải pháp giúp tăng tốc độ load trang web trên trình duyệt và nếu như dữ liệu website chưa được cache chắc chắn cũng ảnh hưởng đến thời gian phản hồi của máy chủ (ttfb). Các bản cache HTML và các dữ liệu lưu trữ sẵn sẽ giúp tiết kiệm được nhiều thời gian và giảm tải tình trạng server bị chậm, không phải lặp lại các chu trình cũ.
Vậy làm thế nào để giảm thời gian phản hồi của máy chủ (ttfb)?
Từ những nguyên nhân liệt kê ở trên, chắc hẳn bạn cũng có thể tự rút ra cho mình những giải pháp để cải thiện TTFB tốt lên. Dưới đây là tổng kết toàn bộ giải pháp kèm theo một số bổ sung để giúp bạn nắm rõ các cách giảm thời gian phản hồi của máy chủ (ttfb) bị chậm hiệu quả nhất.
Cách giảm thời gian phản hồi của máy chủ (ttfb) bị chậm hiệu quả nhất là gì?
Lựa chọn dịch vụ hosting server chuyên nghiệp hơn
Như đã nhắc tới bên trên, dịch vụ hosting server yếu kém là nguyên nhân chủ yếu mà nhiều chủ website dễ gặp phải dẫn đến trình duyệt mất quá nhiều thời gian để phản hồi. Hãy trả thêm một khoản phí hay có thể nói là đầu tư một dịch vụ hosting chất lượng hơn để nâng cấp máy chủ web.
Sử dụng bộ nhớ đệm CACHE
Sử dụng bộ nhớ đệm CACHE là cách tốt nhất để khắc phục tình trạng thời gian phản hồi của máy chủ (ttfb) chậm chạp. Bởi mỗi khi người dùng thao tác trên website, di chuyển sang các trang con, máy chủ sẽ phải tải lại trang cùng với đó là các dữ liệu cũng sẽ tải lại thêm nhiều lần sau đó. Việc này tốn khá nhiều thời gian load trang, vậy nên thay vì phải gửi yêu cầu đến máy chủ thường xuyên thì việc sử dụng cache sẽ giúp bạn lưu các tài nguyên này vào bộ nhớ của trình duyệt.
Tối ưu hóa máy chủ web của bạn
Tối ưu hóa máy chủ web của bạn là một cách không thể bỏ qua khi muốn giảm thời gian phản hồi của máy chủ (ttfb) bị chậm. Apache và Nginx là hai phần mềm máy chủ được nhiều người tin tưởng lựa chọn nhất. Bên cạnh đó, bạn phải biết định dạng cấu hình của phần mềm đó để xác định các giới hạn cho bộ nhớ đệm trên trình duyệt giúp cung cấp hiệu suất tải trang tốt hơn.
Apache và Nginx là hai phần mềm máy chủ giúp giảm thời gian phản hồi của máy chủ (ttfb) bị chậm
Cải thiện hiệu suất cơ sở dữ liệu
Cải thiện hiệu suất cơ sở dữ liệu là cách tiếp theo giúp bạn không gặp phải mất quá nhiều thời gian để đợi phản hồi từ máy chủ. Hãy tối ưu hóa các tài nguyên trên trang web, cụ thể như:
-
Kết hợp các dữ liệu tĩnh như CSS và JS thành một tập tin giúp làm giảm yêu cầu xử lý từ máy chủ.
-
Chèn các tập tin CSS và JS có nội dung nhỏ và nội tuyến HTML thay cho việc sử dụng tập tin bên ngoài.
-
Lazy load để trì hoãn việc tải những nội dung hình ảnh khi không cần thiết.
Cần viết code chuẩn, rõ ràng
Viết code chuẩn, rõ ràng và súc tích sẽ giúp làm giảm thời gian phản hồi của máy chủ (ttfb) bị chậm. Việc này sẽ được thao tác qua việc loại bỏ hoặc làm gọn các code HTML dư thừa trong các CMS/shopping cart. Ngoài ra, cũng cần tránh việc nhúng thẳng các cầu hình CSS vào mỗi trang thay vào đó là hãy đưa đến các file.css riêng biệt.
Chia rõ và cấu hình các phần CSS
Chia rõ và cấu hình các phần CSS bằng cách tạo một stylesheet chứa nội dung chung, sau đó tạo các stylesheet riêng biệt cho từng layout như: trang tin tức, trang chủ, trang sản phẩm,… Việc này sẽ làm giảm thời gian phản hồi của máy chủ (ttfb) bị chậm giúp người truy cập nhanh nhận được những thông tin mình muốn khi đến mỗi trang.
Web server
Apache và Nginx là hai web server phổ biến vì được nhiều người tin tưởng áp dụng cho website của mình để làm giảm thời gian phản hồi của máy chủ (ttfb) bị chậm. Mỗi phần mềm đều có những ưu điểm riêng và bạn cần phải trải nghiệm để chọn được một web server phù hợp nhất.
Sử dụng VPS và Shared hosting
Sử dụng VPS cũng là một cách giúp giảm thời gian phản hồi của máy chủ (ttfb) mà bạn nên thử nếu như có khả năng. Hiện tại đang có hai nhà cung cấp dịch vụ VPS được nhiều người đánh giá tốt đó là DigitalOcean và Vultr.
Đối với Shared hosting, bên Blueshot được nhiều người khuyến khích sử dụng nhất để thiết kế nên một website có tốc độ load lý tưởng nhất.
Sử dụng VPS và Shared hosting
Kết luận
Vừa rồi là những nguyên nhân và cách làm sao để thời gian phản hồi của máy chủ (ttfb) chưa tới 200 ms (0.2 giây). Khi TTFB trên website của bạn càng nhanh thì người dùng sẽ cảm thấy hài lòng và ở lại trải nghiệm lâu hơn. Vậy nên chả lý do gì mà không nghiêm túc đầu tư một dịch vụ hosting chuyên nghiệp, đội ngũ tối ưu dữ liệu hiệu quả hoặc bổ sung thêm các bộ nhớ đệm để sở hữu một website có TTFB lý tưởng. Chúc bạn áp dụng các giải pháp trên thành công và sớm tạo được trang web có TTFB như mong muốn.