Phần mềm mã nguồn mở (open source software) là gì mà không thể thiếu trong công đoạn thiết kế website hiện nay? Cùng tìm hiểu thông tin về khái niệm này theo thông tin tại nội dung bài viết dưới đây.

Phần mềm mã nguồn mở là gì?

Phần mềm mã nguồn mở (open source software) hiểu đơn giản là phần mềm có source code (mã nguồn) ở dạng public (công khai), bất kể người dùng nào cũng có thể xem và thay đổi. Ngược lại nếu mã nguồn không được nhiều người xem và thay đổi thì gọi là mã nguồn đóng hoặc mã nguồn độc quyền. Chung quy lại, phần mềm mã nguồn mở là sản phẩm mà nhiều lập trình viên cùng thiết lập và hợp tác.

Phần mềm mã nguồn mở

Phần mềm mã nguồn mở là gì?

Lịch sử phát triển của phần mềm mã nguồn mở

Từ những năm 1950 – 1960, những phần mềm của nhiều lập trình viên cùng hợp tác đã xuất hiện nhưng cho đến những năm 1970, các vấn đề về pháp lý gây nhiều tranh cãi khiến cho ý tưởng phần mềm mã nguồn mở mất đi sức hấp dẫn. Từ đó, phần mềm độc quyền (tức là những phần mềm đóng) chiếm ưu thế trên thế giới. 

Vào năm 1985, Richard Stallman người sáng lập Free Software Foundation (FSF) đã đưa phần mềm mở trở lại thông qua dự án GNU Project. GNU là một hệ điều hành miễn phí gồm một nhóm các phần mềm và công cụ hướng dẫn thiết bị hoặc máy tính vận hành. 

Phần mềm mã nguồn mở

Phần mềm mã nguồn mở được rất nhiều quốc gia trên thế giới lựa chọn 

Sau này vào tháng 2/1998, thuật ngữ “mã nguồn mở” được chính thức chấp thuận tại hội nghị của những người đi đầu trong lĩnh vực công nghệ, đứng đầu tổ chức là ông Tim O’Reilly. Ngay vào cuối tháng đó, Open Source Initiative (OSI) là một tổ chức phi lợi nhuận được thành lập bởi Eric Raymond và Bruce Perens nhằm khuyến khích phát triển OSS (open source software). 

Các loại giấy phép mã nguồn mở phổ biến

Khác với phần mềm thương mại (phần mềm mã nguồn đóng), ở mã nguồn mở người dùng sẽ được cung cấp dưới cả hai dạng mã và nguồn, được trao quyền về sửa đổi, nâng cấp nhằm phát triển phần mềm một cách nhanh chóng và dễ dàng hơn. Đối với mỗi phần mềm mã nguồn mở sẽ có những điều kiện sử dụng mà lập trình viên phải tuân theo. Việc này sẽ được thông qua văn bản giấy phép – nơi cung cấp nhà phân phối phần mềm, tái sản xuất và các điều khoản khi sử dụng. Dưới đây sẽ là những loại giấy phép mã nguồn mở phổ biến:

  • Apache license 2.0: Giấy phép Apache được phát hành vào tháng 1/2004 là giấy phép phần mềm từ do của Quỹ phần mềm Apache ( ASF). Loại giấy phép này sẽ cho người dùng quyền tự do sử dụng phần mềm cho mọi mục đích khác nhau, phân phối quyền chỉnh sửa, bản sửa đổi dựa trên các điều khoản của giấy phép mà không lo về vấn đề bản quyền. Nội dung Apache license 2.0 tham khảo tại http://www.apache.org/licenses/LICENSE-2.0

Phần mềm mã nguồn mở

 Apache license 2.0 

  • BSD 3 -Clause: Giấy phép BSD (Berkeley Software Distribution License) được biết là loại giấy phép lâu đời nhất khi được phát hành vào ngày 22/07/1999. Loại giấy phép BSD 3-Clause là bản sửa đổi của giấy phép BDS cũ đã loại bỏ một số điều khoản phi thực tế. Ở loại giấy phép này, việc tái phân phối và sử dụng dạng mã nguồn và nhị phân, có hay không sửa đổi mã nguồn đều được cho phép nếu như đáp ứng các điều khoản như: việc phân phối mã nguồn phải giữa lại thông báo bản quyền, tên của người giữ bản quyền trùng với tên của những người tạo ra và đóng góp nó,… Nội dung BSD 3 -Clause license tham khảo tại: https://opensource.org/licenses/BSD-3-Clause

  • BSD 2 -Clause: Được phát hành vào tháng 4/1999 về cơ bản thì loại giấy phép này khá giống với BSD 3 -Clause. Tuy nhiên ở BSD 2 -Clause license yêu cầu tên của những người đóng góp trước đó không được sử dụng cho việc quảng cáo ở bất kỳ phiên bản phát sinh nào mà không được sự cho phép của họ bằng văn bản. Nội dung BSD 2 -Clause license tham khảo tại: https://opensource.org/licenses/BSD-2-Clause

  • GNU General public: Được phát hành vào 29/6/2007 với phiên bản mới nhất là GPL – 3.0, ở loại giấy phép này người dùng sẽ có một số quyền lợi như: được sao chép, phân phối chương trình, được thay đổi chương trình với mục đích cá nhân, được phân phối bản đã được chỉnh sửa đó,… Bên cạnh đó, người dùng sẽ có những nghĩa vụ khi sử dụng phần mềm áp dụng giấy phép GPL. Tham khảo kỹ hơn GNU General public license tại: https://www.gnu.org/licenses/gpl.html

Phần mềm mã nguồn mở

GNU General public license

  • MIT: Đây là loại giấy phép cho sử dụng mã nguồn tự do, có thể kết hợp với nhiều mã nguồn khác và đảm bảo sự tương thích theo điều kiện của các loại giấy phép khác. Với loại giấy phép này, bạn hoàn toàn được sao chép, sửa đổi, hợp nhất, xuất bản hay phân phối/bán các bản sao của phần mềm mà không lo vi phạm bản quyền. Điều kiện duy nhất bạn cần tuân thủ là thông báo bản quyền và thông báo phần mềm gốc áp dụng giấy phép MIT gồm các bản sao hoặc phần quan trọng của phần mềm. Nội dung cụ thể của MIT license tham khảo tại: https://opensource.org/licenses/MIT.

Phần mềm mã nguồn mở

MIT license

  • Sun Industry Standards Source License 1.2: SISSL là giấy phép mà người dùng sẽ phải sử dụng mã gốc theo các điều khoản của phiên bản đó. Không ai có quyền chỉnh sửa các điều khoản trừ Sun. Nội dung cụ thể tham khảo tại: https://opensource.org/licenses/sisslpl.

Phần mềm mã nguồn mở

Sun Industry Standards Source License 1.2

 

Lợi ích của phần mềm mã nguồn mở đối với người dùng

  • Miễn phí: Phần mềm mã nguồn mở cho phép người dùng sao chép miễn phí nên sẽ dễ dàng trong việc chia sẻ chương trình tuyệt vời với bạn bè và cộng đồng.

  • Nhận hỗ trợ từ nhiều nhà cung cấp: Nếu như do yêu cầu công việc, bạn muốn sử dụng một file dữ liệu cho một ứng dụng khác nhưng file dữ liệu đó là phần mềm mã nguồn có bản quyền (phần mềm đóng) chắc chắn sẽ không cho phép bạn sử dụng. Đối với phần mềm mã nguồn mở, bạn sẽ có hàng tá những nhà cung cấp khác nhau có thể hỗ trợ bạn giải quyết vấn đề và sẽ không bị vứt một xó như dữ liệu phần mềm có bản quyền.

  • Khả năng bảo mật tốt: Hầu hết các sản phẩm open source software đều tìm lỗi nhanh hơn những phần mềm đóng.

  • Tính linh hoạt: Các phần mềm mã nguồn mở được xây dựng từ nhiều khối thống nhất và được miêu tả chi tiết, đặc biệt là các hệ thống dựa trên UNIX giúp chúng sẽ linh hoạt hơn trong quá trình vận hành.

  • Không bị phụ thuộc: Phần mềm mã nguồn mở có bản quyền không? Câu trả lời là không vì sẽ có nhiều người sử dụng và cung cấp mã nguồn này, từ đó sẽ có cả một cộng đồng lớn hỗ trợ mà không bị phụ thuộc vào một công ty nào.

Vì sao nên sử dụng mã nguồn mở trong thiết kế website?

Phần mềm mã nguồn mở không có bảo hành nhưng được rất nhiều người trong lĩnh vực công nghệ sử dụng trong thiết kế web và các phần mềm ứng dụng. Vậy lý do gì mà nhiều người sử dụng mã nguồn mở trong thiết kế website đến thế? Dưới đây sẽ là câu trả lời dành cho bạn.

Phần mềm mã nguồn mở

Lý do gì mà nhiều người sử dụng mã nguồn mở trong thiết kế website?

Khả năng quản trị và điều khiển dễ dàng

Khả năng quản trị và điều khiển dễ dàng là lý do mà nhiều người trong giới chuyên môn lựa chọn sử dụng phần mềm mã nguồn mở. Người dùng sẽ nhanh chóng kiểm soát sản phẩm của mình, cho phép các trạng thái hoạt động trên từng phần mà họ muốn.

Tăng khả năng sáng tạo

Phần mềm được thiết kế ở dạng “mở” nên cho phép nhiều người có thể nghiên cứu và sáng tạo để cải tiến phần mềm trở nên tốt hơn. Đây có thể xem là một thử thách dành cho nhiều lập trình viên nhằm tăng khả năng sáng tạo cho sản phẩm của mình.

Bảo mật an toàn

Nghe thật nghịch lý nhưng phần mềm mã nguồn mở cho phép nhiều lập trình viên cùng làm việc trên một phần mềm mà không phải xin tác giả gốc. Họ dễ dàng sử dụng, sửa chữa, cập nhật và nâng cấp nhanh hơn các phiên bản mã nguồn đóng. Nói một cách dễ hiểu hơn, khi nhiều người tập trung vào “chăm sóc” một sản phẩm thì chắc chắn nó sẽ mạnh hơn.

Vận hành ổn định

Phần mềm có mã nguồn mở hỗ trợ được nhiều doanh nghiệp/công ty cùng các dự án quan trọng mà vẫn đảm bảo tính ổn định lâu dài. Ví dụ như bạn muốn mở rộng và cải thiện các tính năng trên website công ty sau một thời gian dài hoạt động, đội ngũ developer có thể điều chỉnh mã nguồn mở để đáp ứng yêu cầu của bạn.

Những phần mềm mã nguồn mở sử dụng nhiều trong thiết kế website

Trong lĩnh vực thiết kế website, những phần mềm mã nguồn mở được sử dụng nhiều nhất là:

Mã nguồn mở WordPress

Mã nguồn mở WordPress được đánh giá là open source software mạnh nhất từ trước đến nay nên được dùng phổ biến nhất. Có hơn 70% các website hiện nay đều sử dụng và phát triển nhờ vào mã nguồn này.

Phần mềm mã nguồn mở

Mã nguồn mở WordPress 

Mã nguồn mở Joomla

Mã nguồn mở Joomla nổi tiếng với cấu hình mạnh cùng khả năng tương thích cao, có thể giúp website của bạn mở rộng và phát triển thêm nhiều tính năng hiện đại khác.

Phần mềm mã nguồn mở

Mã nguồn mở Joomla

Mã nguồn mở Drupal

Mã nguồn mở Drupal được xây dựng bởi ngôn ngữ PHP và nhiều loại cơ sở dữ liệu như MySQL, SQLite, Microsoft SQL Server,… nên sẽ hỗ trợ rất tốt cho nhiều website hiện nay.

Mã nguồn mở Magento, OpenCart, WooCommerce

Magento, OpenCart, WooCommerce là ba phần mềm mã nguồn mở góp mặt rất nhiều trong việc hỗ trợ các website thương mại điện tử. Nổi bật là các chức năng như bán hàng, giỏ hàng, thành toán,… đều được phát triển từ ba mã nguồn mở này. Đây được xem là giải pháp tối ưu mà nhiều website TMĐT hiện nay tìm đến.

Mã nguồn mở B2evolution

B2evolution là mã nguồn mở hỗ trợ chủ yếu cho các trang blog, người dùng và quản trị viên chỉ thiết lập một lần duy nhất, nổi bật với tính năng multi-blog. Mã nguồn này cũng được xây dựng trên nền tảng PHP và MySQL nên hoạt động khá hiệu quả trong việc phát triển website hiện nay.

Khái niệm phần mềm mã nguồn mở thường miễn phí?

Liệu mọi phần mềm mã nguồn mở đều miễn phí? Câu trả lời là không. Dù gì, mã nguồn mở cũng là sự đóng góp cả về chất xám lẫn thời gian, công sức của nhiều lập trình viên nên nó không phải là một tài nguyên miễn phí. 

Các developer hoàn toàn có thể tính tiền cho sản phẩm mà họ tạo ra hoặc cùng đóng góp cải tiến. Họ cũng có thể tặng miễn phí nhưng sẽ thu thêm các khoản phí dịch vụ hỗ trợ và triển khai. Nếu như doanh nghiệp muốn sử dụng mã nguồn mở để phát triển hiệu suất kinh doanh thì phải tìm hiểu và trả phí cho một mã nguồn thông dụng và hiện đại nhất.

Phần mềm mã nguồn mở

Liệu mọi phần mềm mã nguồn mở đều miễn phí?

Nên đọc thêm tài liệu phần mềm mã nguồn mở ở đâu?

Với sự phát triển của Google, không khó để bạn tìm ra những tài liệu đọc thêm về khái niệm phần mềm mã nguồn mở. Tuy nhiên, hãy biết chọn lọc những nguồn tài liệu uy tín để nhận được nội dung chất lượng. Wikipedia.org chính là một trong những địa chỉ tin cậy để bạn tham khảo. Bên cạnh đó, bạn cũng không nên bỏ qua một số bài viết về “Phần mềm mã nguồn mở” tại link sau đây: 

https://opensource.com/resources/what-open-source

https://www.techradar.com/best/best-open-source-software

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

0902.652.087