Với những người đam mê lập trình VB+ và C#, Visual Studio là một trong những phần mềm quen thuộc. Tuy nhiên, với những người mới tìm hiểu về lập trình, việc hiểu rõ Visual Studio là gì? Tính năng của chúng ra sao, những ai nên sử dụng Visual Studio?… là những khái niệm khá mới mẻ. Hãy cùng BizFly tìm hiểu chi tiết trong bài viết dưới đây nhé!
Visual Studio là gì?
Là con đẻ của Microsoft, Visual Studio được biết đến như một phần mềm lập trình website nổi tiếng có một không hai và đến nay chưa có công cụ nào có thể thay thế được chúng.
Visual Studio được lập trình bằng ngôn ngữ VB+ và C# – vốn là các ngôn ngữ lập trình cho phép người dùng xây dựng hệ thống website dễ dàng và nhanh chóng nhất.
Với lợi thế được xây dựng và phát triển trực tiếp từ ông lớn Microsoft, Visual Studio từ khai khai sinh cho đến nay đã được cập nhật rất nhiều phiên bản sử dụng khác nhau. Điều này cho phép người dùng thoải mái lựa chọn phiên bản tốt nhất, có cấu hình phù hợp nhất với đa dạng dòng máy của mình.
Ngoài ra, tùy theo nhu cầu của người dùng, Visual Studio cũng cho phép bạn tự do chọn lựa giao diện chính cho máy của mình.
Lịch sử phát triển Visual Studio
Visual Studio được sáng tạo bởi Microsoft. Vào năm 1997, ông lớn này đã cho ra mắt hai phiên bản của Visual Studio là Professional và Enterprise. Trải qua nhiều lần phát triển, đến nay, Visual Studio sở hữu nhiều phiên bản khác nhau như VS 2005, VS 2008, VS 2010, VS 2012, VS 2013. Trong đó, phiên bản mới nhất là Visual Studio 2015 được chính thức phát hành vào tháng 7 năm 2015. Theo đó, với mỗi phiên bản phát hành của mình, Visual Studio lại tích hợp thêm nhiều tính năng, công nghệ mới mẻ và hấp dẫn hơn.
Hiện tại, người dùng có thể tìm hiểu thêm về Visual Studio tại trang chủ: https://www.visualstudio.com/. Hoặc có thể tải phiên bản mới nhất của VS 2015 tại đây
Trong trường hợp muốn tiết kiệm chi phí, người dùng có thể tải Visual Studio phiên bản Comunity vì chúng cho phép miễn phí hoàn toàn và cung cấp đầy đủ các tính năng cơ bản.
Trường hợp bạn có sẵn tài khoản DreamSpark liên kết giữa Microsoft với doanh nghiệp/nhà trường thì người dùng có thể thoải mái tải bản Visual Studio Professional và sử dụng miễn phí.
Tại sao nên sử dụng Visual Studio?
Với những người mới làm quen với lập trình, thiết kế website thì ngoài việc thắc mắc Visual Studio là gì còn rất quan tâm đến lý do tại sao nên sử dụng chúng mà không phải là các công cụ khác để lập trình như DevC, Code Block, CFree.
Sở dĩ Visual Studio được giới lập trình ưa chuộng như vậy là bởi những ưu điểm vượt trội sau đây:
-
Visual Studio hỗ trợ lập trình trên nhiều nền tảng ngôn ngữ khác nhau từ C/C++, C#, cho đến F#, Visual Basic, HTML, CSS, JavaScript. Thậm chí, phiên bản VS 2015 có hỗ trợ code trên ngôn ngữ Python.
-
Visual Studio giúp hỗ trợ khả năng gỡ rối (Debug) hiệu quả và dễ dàng thông qua việc chạy từng câu lệnh và theo dõi sự thay đổi trạng thái của chương trình qua giá trị các biến, cách vận hành của mã.
-
Visual Studio sở hữu giao diện thân thiện, dễ dàng sử dụng cho người mới bắt đầu.
-
Visual Studio cho phép xây dựng ứng dụng chuyên nghiệp thông qua kéo thả, hỗ trợ người mới bắt đầu tiếp cận nhanh hơn.
-
Visual Studio cho tích hợp nhiều ứng dụng khác như ứng dụng hỗ trợ quản lý và viết mã nhanh cho các ngôn ngữ thuộc.Net- Resharper, hay cho phép cài đặt thư viện dễ dàng nhờ Nuget.
-
Ngoài ra, công cụ này còn hỗ trợ phát triển ứng dụng desktop trên MFC, Windows Form hay Universal App. Đồng thời phát triển ứng dụng mobile trên Windows Phone 8/8.1, Windows 10, iOS và cả Android Xamarin. Visual Studio còn hỗ trợ phát triển website trên nền tảng Web Fỏm, ASP.NET MVC và tất nhiên, phát triển Microsoft Office.
Với tất cả những lợi thế khác biệt đó, Visual Studio là lựa chọn ưu tiên của đông đảo lập trình viên trên toàn thế giới.
Một số tính năng quan trọng của Visual Studio Code
Sau khi tìm hiểu Visual Studio là gì, hãy cùng BizFly tìm hiểu xem công cụ này có những tính năng đặc biệt nào nhé!
Hỗ trợ đa nền tảng
Nếu như với các công cụ lập trình khác thường chỉ được sử dụng cho một trong 3 hệ điều hành sau: Windows, Linux, Mac Systems thì trái lại, Visual Studio cho phép bạn lập trình dễ dàng trên cả ba nền tảng trên mà không gặp bất cứ trở ngại nào.
Hỗ trợ nhiều ngôn ngữ lập trình
Cũng vậy, Visual Studio ghi điểm trong mắt người dùng nhờ lợi thế hỗ trợ nhiều ngôn ngữ lập trình cùng lúc từ C/C++, C# cho đến F#, Visual Basic, HTML, CSS, JavaScript… Do đó, nó có thể phát hiện và nhanh chóng đưa ra thông báo ngay khi chương trình có lỗi.
Biên tập mã
Như mọi IDE khác, Visual Studio cũng cung cấp trình soạn thảo mã hỗ trợ hoàn thiện mã và làm rõ cú pháp bằng cách sử dụng IntelliSense.Công cụ này không chỉ sử dụng cho các hàm, biến và các phương pháp mà còn áp dụng cho các cấu trúc ngôn ngữ bao gồm truy vấn hoặc vòng điều khiển.
Ngoài ra, những trình biên tập mã của Visual Studio còn hỗ trợ cài đặt dấu trang trong mã giúp người dùng dễ dàng thực hiện các điều hướng thu hẹp khối mã lệnh, tìm kiếm gia tăng…
Đặc biệt, Visual Studio còn có chức năng biên dịch mã nền giúp cung cấp thông tin phản hồi về cú pháp hoặc biên dịch lỗi và được đánh dấu bằng những gạch sóng đỏ.
Thiết kế
Windows Forms Designer
Thiết kế này của Visual Studio được dùng với mục tiêu xây dựng GUI cho Windows Forms, nhằm xây dựng các nút điều khiển bên trong hoặc khóa chúng vào bên cạnh mẫu. Việc điều khiển trình bày dữ liệu có thể sẽ được kết nối với các nguồn cơ sở dữ liệu hoặc truy vấn…
WPF Designer
Cũng giống như trên tính năng thiết kế WDP Designer cho phép người dùng kéo, thả ẩn dụ. Chức năng này sử dụng để tương tác giữa người và máy tính nhắm mục tiêu vào Windows Presentation Foundation.
Web designer/development
Visual Studio cũng cung cấp trình soạn thảo và thiết kế website cho phép xây dựng các trang web qua chức năng kéo thả. Điều này giúp người dùng xây dựng website dễ dàng hơn. Nhất là với những doanh nghiệp cần xây dựng những website đơn giản như: thiết kế website du lịch, giáo dục… có thể sử dụng cách thức này mà vẫn cho phép bạn sở hữu một website với các chức năng hoàn chỉnh.
Cung cấp kho tiện ích mở rộng
Bạn muốn sử dụng một ngôn ngữ lập trình mà Visual Studio không có sẵn? Rất đơn giản, bạn chỉ cần tải xuống kho tiện ích mở rộng của công cụ này là xong. Điều đặc biệt là việc tải xuống những chức năng này không làm ảnh hưởng đến hiệu năng của Visual Studio bởi chúng hoạt động hoàn toàn độc lập với nhau.
Bảo mật kho lưu trữ hiệu quả
Nhu cầu lưu trữ an toàn trong lập trình là rất lớn. Với Visual Studio, người dùng có thể yên tâm về vấn đề này. Bởi công cụ này dễ dàng kết nối với Git hoặc bất kỳ kho lưu trữ nào hiện có và đảm bảo an toàn cao cho chúng.
Lưu trữ dữ liệu ở dạng phân cấp
Tại Visual Studio hầu hết các tệp lưu trữ đoạn mã code đều được đặt trong các thư mục tương đương nhau. Ngoài ra, với những tệp đặc biệt quan trọng, Visual Studio cũng cung cấp các thư mục phân cấp nhằm giúp người dùng dễ dàng lưu trữ và tìm kiếm dữ liệu.
Hỗ trợ Git
Sử dụng Visual Studio, người dùng có thể kéo hoặc copy mã trực tiếp từ GitHub. Sau đó, có thể thay đổi các mã này và lưu lại trên phần mềm.
Sự khác nhau giữa các phiên bản Visual Studio
Để hiểu rõ hơn Visual Studio là gì, bạn cần phân biệt được sự khác nhau giữa các phiên bản của chúng. Cụ thể như sau:
Visual Studio Community
Visual Studio Community được xây dựng nhằm phục vụ các nhà phát triển cá nhân, học viên lập trình hoặc những người nghiên cứu học thuật. Công cụ này cũng có thể phục vụ cho các dự án nguồn mở, các tổ chức phi doanh nghiệp với số lượng tối đa là 5 người dùng.
-
Visual Studio Community luôn luôn hỗ trợ nền tảng phát triển
-
Đối với môi trường phát triển tích hợp, Visual Studio Community sẽ hỗ trợ tích hợp một số tính năng như: Hỗ trợ định nghĩa Peek, tái cấu trúc, trình xem tài nguyên mô hình, triển khai web bằng một lần nhấp, giải pháp trực quan hóa với đồ thị phụ thuộc cùng bản đồ mã và đa mục tiêu.
-
Với phần gỡ lỗi và chẩn đoán nâng cao, Visual Studio Community hỗ trợ số liệu mã, gỡ lỗi đồ họa, phân tích các mã tính và trung tâm chẩn đoán và hiệu suất.
-
Với vai trò là phiên bản miễn phí, Visual Studio Community chỉ cung cấp công cụ Kiểm thử đơn vị cho người dùng để kiểm tra mã của họ.
-
Về tích hợp phát triển đa nền tảng: Visual Studio Community cung cấp các tính năng đa nền tảng với tên gọi Xamarin, bao gồm mã chia sẻ giữa các đối tác ứng dụng iOS và Android, thiết kế giao diện người dùng iOS và Android gốc, Xamarin Form và Xamarin Instant Player.
-
Visual Studio Community hỗ trợ phát triển hợp tác với các nhà phát triển khác ngoài Visual Studio tùy theo nhu cầu của bạn như: Powerpoint Storyboarding, đánh giá mã, chức năng tạm dừng hoặc tiếp tục tác vụ, Team Explorer, hỗ trợ đánh giá mã, khả năng tạm dừng hoặc tiếp tục tác vụ với sự trợ giúp của các bên thứ ba.
Visual Studio Professional
Ngoài cộng đồng Visual Studio, Visual Studio Professional thường được sử dụng phục vụ cho các doanh nghiệp là chủ yếu
-
Tương tự như bản Visual Studio Community, Visual Studio Professional cũng hỗ trợ nền tảng phát triển và hỗ trợ tích hợp mọi thứ mà phiên bản anh em Community hỗ trợ, bao gồm cả CodeLens. Ngoài ra, phiên bản chuyên nghiệp này cũng hỗ trợ gỡ lối và chẩn đoán nâng cao.
-
Khác với phiên bản trên, Visual Studio Professional chỉ cho phép hỗ trợ kiểm thử đơn vị cho người dùng để họ kiểm tra mã của mình.
-
Visual Studio Professional cũng cung cấp các tính năng phát triển đa nền tảng tương tự như Visual Studio Community. Đồng thời cho phép bạn kết hợp với các nhà phát triển khác, giống như phiên bản trên.
Visual Studio Enterprise
Giống như phiên bản chuyên nghiệp, Visual Studio Enterprise dành cho các nhà phát triển cá nhân, học viên, người nghiên cứu học thuật, đóng góp cho các dự án mở, các tổ chức phi doanh nghiệp với số lượng không quá 5 người dùng và các doanh nghiệp.
-
Công cụ này cũng hỗ trợ nền tảng phát triển và hỗ trợ tích hợp mọi thứ mà phiên bản chuyên nghiệp hỗ trợ, bao gồm xác thực phụ thuộc trực tiếp, sơ đồ lớp kiến trúc, xác thực kiến trúc và bản sao mã.
-
Đối với tính năng gỡ lỗi và chẩn đoán nâng cao, bên cạnh những tính năng mà bản chuyên nghiệp hỗ trợ, Visual Studio Enterprise còn hỗ trợ thêm tích hợp trình gỡ lỗi bản đồ mã, phân tích kết xuất bộ nhớ.NET và hỗ trợ cả IntelliTrace.
-
Về tính năng hỗ trợ các công cụ kiểm tra: ngoài khả năng kiểm thử đơn vị, phiên bản Visual Studio Enterprise còn giúp người dùng kiểm tra nhiều mảng khác như: đơn vị trực tiếp, quản lý trường hợp kiểm tra, hiệu năng và tải web IntelliTest, kiểm tra đơn vị, bảo hiểm mã, quản lý phòng thí nghiệm, kiểm tra giao diện người dùng… Ngoài ra, công cụ này còn có tính năng kiểm tra thủ công đối với Microsoft trình quản lý kiểm tra, kiểm tra thăm dò và chuyển tiếp nhanh để kiểm tra thủ công đối với Microsoft Test Manager.
-
Visual Studio Enterprise cung cấp nhiều tính năng Xamarin hơn so với bản Community và bản Enterprise hỗ trợ. Cụ thể chúng bao gồm các hội đồng nhúng, trình kiểm tra, trình biên dịch Xamarin và trình mô phỏng iOS từ xa cho Windows.
-
Visual Studio Enterprise cũng cho phép người dùng hợp tác với các nhà phát triển khác, bao gồm PowerPoint Storyboarding, cho phép đánh giá mã, khả năng tạm dừng hoặc tiếp tục tác vụ, Team Explorer với sự trợ giúp từ các công cụ của bên thứ ba.
Tải Visual Studio ở đâu?
Ngoài việc tìm hiểu Visual Studio là gì? Người học lập trình cũng cần biết địa chỉ tải Visual Studio.
Cụ thể, nếu muốn trải nghiệm ứng dụng này, bạn có thể dễ dàng tìm hiểu và tải xuống trực tiếp từ VisualStudio.com.
Những ai nên dùng Visual Studio
Visual Studio dành cho bất cứ lập trình viên nào. Ngoài ra, bất cứ ai dù là testers, data administrators hay chỉ cần quan tâm đến vấn đề lập trình đều có thể sử dụng công cụ này
Kết luận
Là một trong những trình biên tập phổ biến và tốt nhất hiện nay, Visual Studio là lựa chọn hoàn hảo của rất nhiều lập trình viên trên toàn thế giới. Hy vọng bài viết trên đã giúp bạn hiểu rõ hơn về Visual Studio là gì, những lợi ích và tính năng mà chúng sở hữu. Nếu đam mê con đường lập trình, đừng bỏ qua phần mềm danh tiếng này nhé! Và đừng quên truy cập BizFly.vn mỗi ngày để cập nhật thêm những kiến thức bổ ích về IT nhé!