Theo điều tra, nghiên cứu thị trường, tỷ lệ chi tiêu trung bình của mỗi cá nhân cho nhu cầu quần áo chiếm khoảng 14% tổng chi tiêu hằng ngày. Quần áo là nhu cầu thiết yếu của mỗi người, hơn nữa với xu hướng thích “ăn ngon mặc đẹp” như hiện tại bạn không cần lo lắng xu hướng kinh doanh quần áo sẽ lỗi thời, khó sống.
Kinh doanh quần áo có lãi không?
Cùng Blog Sapo theo chân những người thành công trong lĩnh vực thời trang để xem, họ đã làm như thế nào để kinh doanh quần áo có lãi nhé!
CEO Bùi Thị Ngát: Chị sinh năm 1990 ở vùng quê nghèo tỉnh Thái Bình. Chị là một trong số những người thành công từ công việc kinh doanh quần áo nhỏ lẻ. Với số vốn ít ỏi kiếm được từ công việc gia sư, chị đã mạnh dạn đầu tư nhập quần áo về bán ở chợ sinh viên. Lĩnh vực kinh doanh khởi nghiệp này đã giúp chị có vốn và đầu tư sang nhiều lĩnh vực kinh doanh khác nữa. Đến nay, chị đã gặt hái được rất nhiều thành công và được bình chọn là doanh nhân trẻ xuất sắc nhất khu vực Asean năm 2015.
Bà Phương Thảo – Tổng giám đốc của hãng hàng không Vietjet Air là một nữ tỷ phú đô la đầu tiên ở Việt Nam khởi nghiệp từ công việc bán quần áo. Khi đang là sinh viên năm thứ hai chuyên ngành kinh tế tài chính ở Nga, bà đã bắt đầu kinh doanh quần áo. Với niềm đam mê, tư duy nhạy bén trong kinh doanh, bà đã kiếm được số tiền không nhỏ từ công việc này. Đây là bước đệm đầu tiên giúp bà thành công trong các lĩnh vực kinh doanh sau này và trở thành nữ doanh nhân thành đạt nhất tại Việt Nam.
Lại Huy Việt (Ba Đình, Hà Nội) là chủ của 2 cửa hàng quần áo có thu nhập 50 triệu đồng một tháng. Trước đây, anh làm thợ cắt tóc với mức lương thấp. Trong thời gian làm nghề cắt tóc, anh quan sát thấy nhiều người bán hàng qua mạng xã hội kiếm được lợi nhuận rất lớn. Nhận thấy kinh doanh online có tiềm năng phát triển, anh quyết định gom 5 triệu đồng tiền tiết kiệm của mình để bắt đầu kinh doanh. Ban đầu, anh cũng sử dụng chiến lược giảm giá 30 – 40% như những cửa hàng khác đang áp dụng. Nhưng không thể cạnh tranh được với những cửa hàng có uy tín. Sau đó, anh nảy ra ý tưởng bán thấp hơn giá nhập. Anh bán một chiếc áo phông với giá 40.000 đồng lỗ 5.000 đồng so với giá nhập vào.
Để mua được chiếc áo này, khách hàng cần mua thêm ít nhất một sản phẩm khác tại cửa hàng. Mỗi sản phầm bán kèm anh sẽ lãi được từ 100.000– 300.000 đồng. Đây gọi là chiến dịch bán hàng không lợi nhuận nhưng thực chất với giá bán của những chiếc áo đi kèm anh đã thu lợi nhuận được gần 40 triệu đồng sau 1 tháng tổ chức chiến dịch này.
Từ 3 câu chuyện trên, nhận thấy rằng chúng ta không cần mãi nhàu nhĩ với câu hỏi mở shop kinh doanh quần áo có lãi không? Chỉ cần bạn có đam mê, nhiệt huyết, sự cố gắng và có chiến lược kinh doanh hiệu quả thì chắc chắc bạn sẽ thành công!
Đọc thêm: Khởi nghiệp với ý tưởng kinh doanh quần áo tưởng cũ mà không hề cũ
Làm thế nào để kinh doanh quần áo có lãi?
Kinh doanh quần áo là một thị trường làm giàu tiềm năng được nhiều người theo đuổi và đang làm. Nhưng không phải ai kinh doanh cũng có lãi, nên muốn thành công, bạn phải có chiến lược cụ thể trước khi bắt đầu khởi nghiệp.
1. Khảo sát và tìm cho mình một thị trường ngách phù hợp
Đây là bước đầu tiên quan trọng để trả lời cho câu hỏi “mở shop quần áo có lãi không?”. Bạn cần khảo sát thị trường tiêu dùng đang hướng đến là gì? Khảo sát mức sống của người dân khu vực xung quanh bạn, họ sẵn sàng chi bao nhiêu tiền để mua sắm quần áo.
Trong vòng bán kính 5km, liệu có những shop khác cũng đang cạnh tranh sản phẩm với bạn không?… Khi đã trả lời được những câu hỏi này, bạn sẽ biết thị trường nào phù hợp với mình và có tiềm năng nhất.
Đọc thêm: 10 câu hỏi nên liệt kê trong bảng khảo sát thói quen mua quần áo
2. Mở shop quần áo có lãi không? Phụ thuộc quan trọng vào mẫu mã và chất lượng sản phẩm!
Cho dù là mở shop bán quần áo trẻ em hay người lớn, đối tượng nam hay nữ, hàng Việt Nam xuất khẩu hay hàng Trung Quốc, Thái Lan, Nhật, Hàn,… thì bạn vẫn cần đảm bảo yếu tố chất lượng, đa dạng kiểu dáng, mẫu mã sản phẩm.
Ngoài nguồn hàng nhập, bạn cũng có thể kinh doanh quần áo thời trang tự thiết kế “ăn theo” những kiểu dáng đang hot trên thị trường. Và dù là sản phẩm nhập hay hàng thiết kế thì bạn cũng luôn phải đảm bảo tiêu chí đẹp, độc, lạ, giá cả phù hợp. Nếu bạn đáp ứng được tốt về mẫu mã, giá cả, chất lượng, thì câu hỏi “kinh doanh quần áo có lãi hãy không” đã có câu trả lời rồi đúng không nào?
Hãy đọc ngay bài viết Các mối lấy sỉ quần áo giá rẻ có thể bạn chưa biết nếu bạn sẵn sàng để bắt đầu.
Khi trở thành chủ shop quần áo, bạn nhất định phải học cách quản lý cửa hàng của mình. Nếu không, cửa hàng không thể vận hành 1 cách trơn chu.
Bạn cần biết cách quản lý kho hàng, quản lý nhân viên, để tránh thất thoát hàng hóa. Doanh thu, lãi lỗ của cửa hàng cũng cần theo dõi hàng ngày. Hãy đọc bài viết dưới đây để học cách quản lý cửa hàng hiệu quả, và để trở thành những người chủ shop thời trang thành công nhé!
Tất tần tật các cách quản lý shop quần áo giúp tiết kiệm 50% chi phí và nhân lực hiệu quả
? XEM NGAY
3. Lựa chọn địa điểm kinh doanh – Yếu tố quan trọng quyết định kinh doanh quần áo có lãi không!
Kinh doanh quần áo lãi nhiều hay ít một phần lớn cũng phụ thuộc vào địa điểm kinh doanh của bạn. Nên mở shop quần áo ở những nơi đông dân, hoặc những khu phố nhỏ giúp dễ dàng thu hút sự chú ý của khách hàng đến cửa hiệu của bạn.
Nếu cửa hàng cung cấp những mẫu quần áo trẻ trung, năng động, phù hợp cho lứa tuổi học sinh, sinh viên thì nên mở ở những khu gần các trường đại học, cao đẳng hoặc trung học phổ thông.
Địa điểm kinh doanh- Yếu tố quyết định mở shop quần áo có lãi không
4. Áp dụng các chương trình khuyến mãi
Việc thường xuyên có các chương trình khuyến mãi, giảm giá, tặng quà sẽ giúp thương hiệu của bạn đến gần với khách hàng hơn. Khách hàng sẽ cảm thấy hào hứng hơn khi mua hàng.
Tuy nhiên, không nên lạm dụng các chương trình giảm giá quá nhiều, sẽ làm “hư” khách hàng khi cổ xúy cho họ thói quen mua hàng giá rẻ. Hơn nữa, khi tần suất khuyến mãi dày đặc bạn nghĩ kinh doanh quần áo sẽ có lãi không?
Để tạo dựng một thương hiệu mạnh, không phải do giá rẻ, hay nhiều khuyến mại, mà do chất lượng sản phẩm tạo nên. Việc áp dụng khuyến mãi sẽ giúp cho bạn tìm kiếm được những khách hàng mới và giúp cho việc mở shop quần áo có lãi không trở nên dễ dàng hơn.
Nhưng để khách hàng quay lại mua sản phẩm cho bạn lần 2, lần 3 thì chỉ có chất lượng sản phẩm và giá cả phù hợp mới quyết định được.
Chương trình khuyến mãi tìm kiếm thêm nhiều khách hàng mỡi và trả lời câu hỏi “kinh doanh quần áo có lãi không” dễ dàng hơn
Đọc thêm: Kế hoạch marketing tổng quan cho ý tưởng kinh doanh thời trang
5. Kết hợp bán tại cửa hàng và bán hàng online
85 triệu người Việt Nam thường xuyên online để tìm kiếm thông tin và mua hàng. Vậy ngoài việc bán tại cửa hàng, bạn nên kết hợp kinh doanh online ngay bây giờ để tiếp cận tập khách hàng tiềm năng của mình.
Bước đầu khi số vốn nhỏ, bạn có thể đăng sản phẩm và bán trên Zalo, bán Facebook. Có nhiều phương thức tiếp cận khách hàng như quảng cáo, like, share để được ưu đãi hoặc tham gia các mini game show nhận quà miễn phí là hình thức mang lại hiệu quả quảng cáo tốt nhất cho các chủ shop kinh doanh.
Sau đó, bạn cũng nên nên tạo một website bán quần áo và bán hàng qua các trang thương mại điện tử như Shopee, Lazada, Sendo… để tạo thương hiệu riêng cho mình, nâng cao sự tin tưởng của khách hàng.
Kinh doanh quần áo có lãi hay không là do bạn quyết định, may mắn chỉ chiếm một phần rất nhỏ. Ngay cả khi thị trường nhiều người theo đuổi và bão hòa thì bạn vẫn có cơ hội phát triển nếu có chiến lược tốt và tìm ra thị trường ngách cho riêng mình.
Tuy nhiên, con đường từ bước khởi đầu đến khi gặt hái thành quá là cả một hành trình gian khó, và không chỉ kinh doanh quần áo mà nghề nào cũng vậy. Chỉ khi bạn có kế hoạch chi tiết, đủ bản lĩnh và tỉnh táo vượt qua khó khăn mới có thể thành công.
Và hãy nhớ rằng, khi mở shop, để quản lý hiệu quả cửa hàng quần áo của mình, bạn hãy sử dụng phần mềm quản lý cửa hàng quần áo Sapo POS! Sapo POS “thần kì” như thế nào, hãy cùng tìm hiểu tại đây nhé!