PHP là một trong những ngôn ngữ lập trình web được sử dụng rộng rãi nhất hiện nay. Với sự phát triển của PHP, nhiều PHP Framework đã xuất hiện nhưng chỉ một trong số chúng thực sự sử dụng toàn bộ tiềm năng của ngôn ngữ PHP.

Mỗi một framework của PHP đều có khai triển, tính năng và các khả năng riêng biệt. Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu Laravel là gì và tại sao nên sử dụng Laravel.

Laravel là gì và có từ bao giờ?

Laravel là một trong những PHP framework mã nguồn mở và miễn phí được phát triển bởi Taylor Otwell. Nhắm vào những mục tiêu hỗ trợ phát triển các ứng dụng website theo kiến trúc model-view-controller (MVC).

Những tính năng nổi bật của Laravel bao gồm các cú pháp dễ hiểu – rõ ràng, một hệ thống đóng gói modular và quản lý gói phụ thuộc và có nhiều cách khác nhau để truy cập các cơ sở dữ liệu quan hệ, nhiều tiện ích khác để hỗ trợ quá trình triển khai và bảo trì ứng dụng.

Laravel là gì

Sự tăng trưởng về số lượng sao trên Github của Laravel so với các Framework khác

Vào tháng 3 năm 2015, một cuộc bình chọn PHP framework phổ biến nhất đã được thực hiện bởi các lập trình viên và Laravel đã giành được vị trí quán quân, theo sau lần lượt là Symfony2, Codelgniter, Yii2 và một số khác. Trước đó vào tháng 8 năm 2014, Laravel cũng đã trở thành một  project PHP phổ biến nhất và được theo dõi nhiều nhất ở trên Github.

Laravel được phát hành theo giấy phép MIT, với source code được lưu trữ tại Github.

Lịch sử phát triển của Laravel

Laravel được Taylor Otwell tạo ra như một giải pháp thay thế dành cho CodeIgniter, nó cung cấp nhiều tính năng quan trọng hơn như xác thực và phân quyền. Bản Laravel beta đầu tiên được ra mắt vào ngày 9/6/2011, tiếp theo đó là Laravel 1 được phát hành cùng tháng.

Nó bao gồm các chức năng xác thực, bản địa hóa, model, view, session, định tuyến và các cơ cấu khác. Tuy nhiên nó vẫn còn thiếu controller, điều này khiến cho nó chưa thực sự là một MVC framework đúng nghĩa.

Bản Laravel 2 được phát hành vào tháng 9 năm 2011, mang đến nhiều cải tiến từ tác giả và cộng đồng. Những tính năng đáng kể bao gồm hỡ trợ controller, điều này giúp cho Laravel 2 thành một MVC framework hoàn chỉnh, hỗ trợ Inversion of Control (IoC), hệ thống template Blade. Bên cạnh đó, việc hỗ trợ cho các gói của nhà phát triển bên thứ 3 đã bị gỡ bỏ.

Laravel là gì

Lịch sử phát triển Laravel framework

Tháng 2 năm 2012, Laravel 3 ra mắt với rất nhiều tính năng bao gồm giao diện dòng lệnh (CLI) tên “Artisan”, giúp hỗ trợ nhiều hơn cho hệ thống quản trị cơ sở dữ liệu, chức năng phản xạ cơ sở dữ liệu Migration, hỗ trợ “bắt sự kiện” trong ứng dụng và hệ thống quản lý gói được gọi là “Bundles”. Kể từ khi ra mắt phiên bản này lượng người dùng và sự phổ biến tăng trưởng mạnh mẽ. 

Laravel được ra mắt vào tháng 5 năm 2013 với tên mã là “IIIumunate”. Đây thực sự là một sự lột xác của Laravel framework, di chuyển và tái cấu trúc các gói hỗ trợ vào trong một tập được phân phối thông qua Composer, một chương trình quản lý gói thư viện phụ thuộc độc lập của PHP. Những bố trí mới đó giúp cho khả năng mở rộng của laravel 4 tốt hơn nhiều so với những phiên bản trước đây. 

Trong tháng 2 năm 2015, laravel 5 được phát hành với một kết quả thay đổi đáng kể cho việc kết thúc vòng đời nâng cấp laravel lên 4.3. Những tính năng mới bao gồm hỗ trợ lập lịch định kỳ thực hiện nhiệm vụ thông qua một gói có tên “Scheduler”, một lớp trừu tượng gọi là “Flysystem” cho phép điều khiển việc lưu trữ trên máy local dễ thấy nhất là mặc định hỗ trợ dịch vụ Amazone S3, cải tiến quản lý assets thông qua “Elixir”, cũng như đơn giản hóa quản lý xác thực với các dịch vụ bên ngoài bằng gói “Socialite”.

Tại sao nên sử dụng Laravel?

Bắt đầu dễ dàng

Nếu như bạn đã biết laravel là gì thì cũng nên biết tại sao lại cần sử dụng laravel. Lý do đầu tiên chính là chúng có thể sử dụng một cách dễ dàng cho người mới bắt đầu, kể cả khi bạn chỉ biết sơ về PHP bạn cũng có khả năng phát triển, thiết kế website với 5 trang chỉ trong vòng vài giờ.

Có mã nguồn mở

Framework Laravel với những mã nguồn mở miễn phí cho phép bạn xây dựng ứng dụng web lớn và phức tạp một cách nhanh chóng và dễ dàng hơn. tất cả những gì bạn cần làm chính là cài đặt PHP cùng với một trình soạn thảo văn bản để bắt đầu.

Hỗ trợ cộng đồng 

Trong trường hợp bạn đang mắc kẹt với những bug khó nhằn nhưng cũng có người đã trải nghiệm và hướng dẫ bạn thì không còn gì tuyệt hơn. Laravel có một hệ thống thư viện hỗ trợ vô cùng lớn và mạnh mẽ hơn hẳn so với các framework khác. Nếu như bạn report lỗi hoặc vi phạm những bảo mật trong framework thì phản hồi của cộng đồng sẽ rất nhanh chóng.

Theo dõi MVC

Cấu trúc MVC và lập trình hướng đối tượng OOP vẫn được giữ lại trong Framework Laravel, giúp cung cấp tài liệu tốt hơn, và tăng hiệu suất hơn. 

Laravel là gì

Laravel tuân theo mô hình MVC

Được xây dựng dựa trên những Framework hiệu quả nhất

Vì ra đời muộn nên Laravel được thừa hưởng những ưu điểm và thế mạnh của các Framework khác, khi có  phần route cực mạnh.  Ví dụ điện hình là Laravel sử dụng một số thành phần tốt nhất của Symfony. 

Di chuyển Database dễ dàng

Di chuyển Database là một trong những tính năng trọng yếu của Laravel. Nó sẽ cho phép bạn duy trì cấu trúc cơ sở dữ liệu ứng dụng mà không nhất thiết phải tạo lại. Khi di chuyển Database còn cho phép bạn viết các mã PHP để kiểm soát database tahy vì phải sử dụng SQL. nó cũng cho phép bạn khôi phục được những thay đổi gần nhất trong database.

Tính năng bảo mật hoàn thiện

Các ứng dụng của bạn sẽ rất an toàn khi bạn sử dụng framework laravel. Kỹ thuật ORM của laravel sử dụng PDO, chống chèn SOL. Ngoài ra, các tính năng bảo vệ crsf của laravel sẽ giúp ngăn chặn giả mạo từ yêu cầu trang chéo. Đó là một cú pháp tự động thoát bất kỳ HTML nào đang được truyền qua các tham số xem để nhằm ngăn chặn các kịch bản chéo trên trang web và điều bạn cần thực hiện ở đây chính là sử dụng các thành phần thích hợp của khuôn khổ.

Hướng dẫn cài đặt Laravel

Yêu cầu hệ thống để cài đặt Laravel

Để có thể cài đặt được Laravel bạn cần đáp ứng đủ các yêu cầu bắt buộc sau:

  • PHP >= 5.5.9
  • OpenSSL PHP Extension
  • PDO PHP Extension
  • Mbstring PHP Extension
  • Tokenizer PHP Extension

Đối với Windows: sử dụng phần mềm tạo Webserver trên Windows như Openserver, Wamp, Xampp, Ampps…

Laravel là gì

Hướng dẫn cài đặt laravel

Cài đặt Laravel

Thông qua Laravel Installer

Bạn mở Terminal (CMD hoặc Git Bash), gõ dòng lệnh sau: “composer global require “laravel/installer””.

  • Đối với Windows, đường dẫn là “%appdata%Composervendorbin”.
  • Đối với macOS và Linux, đường dẫn là “~/.composer/vendor/bin”.

Sau khi cài đặt xong, bạn di chuyển vào thư mục htdocs của XAMPP. Sau đó mở cửa sổ lệnh (đối với windows thì nhấp Shift + chuột phải và chọn Command Window Here hoặc Git Bash Here) và gõ: “laravel new blog”.

Trong đó blog chính là tên thư mục laravel project của bạn. Vậy là chúng ta đã cài đặt xong Laravel rồi đấy.

Thông qua Composer

Di chuyển thẳng vào thư mục htdocs của XAMPP, tại đây mở cửa sổ lệnh và gõ “composer create-project –prefer-dist laravel/laravel blog”

Trong đó blog chính là tên thư mục laravel project của bạn.

Sử dụng framework Laravel

Sau khi cài đặt hoàn tất, mở WebServer của bạn lên, đến thư mục public trong thư mục Laravel project hoặc từ thư mục Laravel project, gõ lệnh: “php artisan serve”. Khi đó trên màn hình console xuất hiện thông báo: ”Laravel development server started on http://localhost:8000/”. Vào trình duyệt gõ: http://localhost:8000. Như vậy là bạn đã có thể bắt đâu sử dụng Laravel!

Trên đây là những thông tin giải đáp về Laravel là gì? Tại sao nên sử dụng laravel và cách cài đặt nó mà Bizfly muốn mang tới cho bạn.

Nếu như bạn là một lập trình viên mới hoặc muốn thử sức mình với ngành lập trình thì hãy thử cài đặt và sử dụng framework nổi tiếng này. Ngoài ra, đừng quên theo dõi các bài viết tiếp theo của Bizfly để có được những thông tin hữu ích về lập trình web, chabot hay những kiến thức về marketing.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

0902.652.087