Kinh doanh hàng tiêu dùng luôn được biết đến như một trong những loại hình mang lại nguồn thu tương đối tốt. Tuy nhiên, trên thực tế, kinh doanh hàng tiêu dùng chưa bao giờ là dễ dàng bởi lượng hàng hóa lớn và đa dạng. 

Điều này dẫn đến nhiều vấn đề có thể xảy ra như ít khách hàng thân thiết, bán sai giá, lệch tồn hay tồn kho khó bán quá nhiều,… do không có kế hoạch cũng như phương pháp quản lý phù hợp. 

Vậy hàng tiêu dùng là những mặt hàng như thế nào và làm thế nào để kinh doanh hàng tiêu dùng mang lại hiệu quả tốt nhất? Hãy cùng Sapo tìm hiểu ngay trong những chia sẻ dưới đây.

1. Hàng tiêu dùng là gì?

Hàng tiêu dùng được hiểu là hàng hóa tiêu thụ cuối cùng được cá nhân, gia đình sử dụng nhằm phục vụ các nhu cầu thiết yếu trong cuộc sống. Những loại hàng hóa tiêu dùng thường không được sử dụng để sản xuất ra các loại hàng hóa khác. Đây cũng được xem là một trong những đặc điểm giúp phân biệt hàng tiêu dùng với hàng sản xuất.  

hàng tiêu dùng

Hàng tiêu dùng là những mặt hàng thiết yếu phục vụ cuộc sống của mọi người

Khi nói đến hàng tiêu dùng, bạn có thể liên tưởng đến ngay những đồ vật quen thuộc trong cuộc sống hàng ngày như dụng cụ bếp, quần áo, xe máy,…Tuy nhiên, trên thực tế, hàng hóa tiêu dùng còn được chia thành nhiều loại khác nhau.

2. Phân loại hàng tiêu dùng

2.1 Phân loại hàng tiêu dùng theo độ bền

Hàng tiêu dùng lâu bền: là các loại hàng hóa mà người tiêu dùng sử dụng nhiều lần trong khoảng thời gian dài thay vì dùng một lần như các loại đồ ăn, thực phẩm. Hàng tiêu dùng lâu bền thường có giá trị tương đối cao và thời gian sử dụng lâu dài với khả năng sinh lời lớn với người bán.

Hàng tiêu dùng không bền: là những mặt hàng chỉ được sử dụng qua vài lần do đặc điểm tiêu hao nhanh và phải mua sắm thường xuyên. Đó là lý do mà với người bán hàng tiêu dùng, để kinh doanh thuận lợi hơn, bạn cần luôn đảm bảo được khả năng tìm kiếm và mua sắm hàng tiêu dùng không bền ở mọi nơi.

2.2 Phân loại theo mục đích sử dụng

Hàng dễ mua: Là những mặt hàng thường xuyên được sử dụng để đáp ứng những nhu cầu thiết yếu như thực phẩm, đồ uống, quần áo,…mà không cần lên kế hoạch trước. Những mặt hàng này cũng có thể dễ dàng tìm kiếm ở nhiều nơi và khi cần thiết.

Hàng mua có lựa chọn: Là những mặt hàng người tiêu dùng thường cần cân nhắc về mức độ phù hợp, chất lượng, giá cả,…để đáp ứng nhu cầu sử dụng. Loại hàng tiêu dùng này thường bao gồm các mặt hàng như nội thất, xe cộ, hàng hóa giá trị cao.

hàng tiêu dùng giá trị cao

Hàng mua có lựa chọn thường được cân nhắc về mức độ phù hợp

Hàng tiêu dùng đặc biệt: Là các loại hàng hóa có tính độc đáo, thương hiệu đặc biệt mà người mua chấp nhận tìm kiếm và trả giá phù hợp để sở hữu. Đối với những mặt hàng này, người mua thường sẽ là người tìm kiếm và trả tiền cho thứ họ muốn thay vì so sánh hay đối chiếu hơn, thiệt.

Vì vậy mà đối với những người kinh doanh loại hàng tiêu dùng này, việc bạn cần làm là để khách hàng có thể dễ dàng tìm thấy bạn. Thông thường, loại hàng hóa này sẽ là các mặt hàng tương đối đặc biệt như thiết bị nghề ảnh, âm thanh hay đồ hiếm,…

Hàng tiêu dùng theo nhu cầu thụ động: Loại hàng hóa này thường bao gồm các loại hàng hóa mà người tiêu dùng không biết đến hoặc không thực sự có nhu cầu như các loại bảo hiểm,…   

3. Làm thế nào để mở cửa hàng kinh doanh tiêu dùng?

3.1 Nghiên cứu thị trường, khách hàng

Khi lên kế hoạch kinh doanh, bạn cần cân đối giữa nhiều vấn đề như nguồn vốn, khả năng cạnh tranh, nguồn hàng,…để xác định rõ loại hàng tiêu dùng mà bạn kinh doanh là gì trong 4 loại mà Sapo đã đề cập ở trên. Bởi điều này hoàn toàn có thể giúp bạn giảm thiểu tối đa rủi ro, cũng như mang lại hiệu quả kinh doanh tốt nhất cho cửa hàng của bạn. 

cửa hàng tiêu dùng

Hãy luôn nghiên cứu thị trường và xác định những mặt hàng sẽ kinh doanh để mang lại hiệu quả tốt nhất

Với một chủ kinh doanh bắt đầu ý tưởng kinh doanh hàng tiêu dùng, việc định hình khách hàng tiềm năng là không hề khó, bởi tệp khách hàng của ngành hàng này vô cùng rộng. Hầu hết tất cả mọi người đều có thể trở thành khách hàng của bạn bởi nhu cầu sử dụng hàng hóa thiết yếu. 

Tuy nhiên, tỷ lệ cạnh tranh của loại hình kinh doanh này là vô cùng lớn, vì vậy để có thể sống sót trong trên thị trường này, hãy đảm bảo là bạn sẽ luôn có đầy đủ những mặt hàng tiêu dùng cần thiết để đảm bảo khả năng mua hàng cho khách hàng của bạn. 

Đặc biệt, người tiêu dùng thường mua hàng theo xu hướng khá nhiều, vì vậy hãy luôn cố gắng để nắm bắt dòng chảy của thị trường để thu hút khách hàng mới cũng như giữ chân khách hàng thân thiết của bạn. 

Xem thêm: 6 phương pháp nghiên cứu thị trường cho người mới kinh doanh

3.2 Chuẩn bị vốn 

Tùy theo loại hình kinh doanh mà bạn có thể dự toán được nguồn vốn cũng như chi phí mà mình cần bỏ ra. Ví dụ, với những mặt hàng tiêu dùng thông thường như nhu yếu phẩm, hàng dễ mua, chi phí bạn cần bỏ ra sẽ không quá cao như hàng mua có lựa chọn. 

Cùng với đó, nếu bạn chưa có mặt hàng kinh doanh, bạn sẽ cần một chi phí cố định đáng kể cho việc thuê mặt bằng và đồ đạc cần thiết cho việc kinh doanh của bạn. Không cần quá chính xác nhưng hãy cố gắng để liệt kê hết những chi phí buộc phải có để lên kế hoạch phù hợp hơn.   

Xem thêm: 5 loại chi phí buộc phải biết khi mở cửa hàng

3.3 Chuẩn bị địa điểm cửa hàng, kho hàng

Với một mô hình kinh doanh hàng tiêu dùng, việc lựa chọn địa điểm mở cửa hàng là khá quan trọng để đảm bảo khả năng tiêu thụ cho cửa hàng của bạn. Hãy cố gắng để cửa hàng của bạn ở gần khu dân cư nhất có thể. Bởi doanh thu của bạn sẽ từ phần lớn là khách hàng thân thiết thay vì khách hàng vãng lai.  

kinh doanh hàng tiêu dùng

Hãy luôn cố gắng để cửa hàng của bạn được mở ở những khu vực đông dân cư để đảm bảo sức mua cho cửa hàng của mình

Đối với những cửa hàng nhỏ, lẻ, bạn sẽ không cần phải chi quá nhiều chi phí cho việc thuê kho hàng mà có thể tận dụng ngay không gian trong cửa hàng của bạn. Vì vậy, để tiết kiệm tối đa không gian và chi phí thuê mặt bằng, hãy cố gắng để đảm bảo việc quản lý kho hiệu quả bằng các phương pháp thông minh như phần mềm quản lý kho, hàng hóa.

Xem thêm: Địa điểm bán lẻ hiệu quả nhất, chọn thế nào?

3.4 Chuẩn bị nguồn hàng 

Nguồn hàng được xem là một trong những yếu tố quan trọng đối với việc kinh doanh hàng tiêu dùng. Bởi nhu cầu lớn không có nghĩa là khách hàng của bạn sẽ bỏ tiền ra để mua những sản phẩm kém chất lượng.

Đó là lý do mà bạn đừng bao giờ tùy tiện trong việc lựa chọn nguồn hàng cho cửa hàng của mình. Tùy từng mặt hàng mà bạn có thể lựa chọn nguồn hàng phù hợp. Ví dụ, đối với các hàng hóa tiêu dùng dễ mua bạn có thể nhập trực tiếp từ các đại lý phân phối lớn, siêu thị bán buôn hoặc trực tiếp từ các thương hiệu.

Đối với những nguồn hàng này, tùy quy mô và số lượng nhập hàng bạn có thể lựa chọn nguồn hàng phù hợp. Bởi mỗi đơn vị sẽ có chính sách nhập hàng riêng giúp bạn tối ưu chi phí nhập hàng một cách hiệu quả. 

Thời gian đầu, nếu nguồn vốn của bạn chưa nhiều, bạn có thể nhập hàng hóa đa dạng với số lượng ít để tiết kiệm chi phí cũng như có thể đánh giá được hiệu quả kinh doanh của từng mặt hàng. Từ đó, đưa ra được chính sách nhập hàng và cân đối chi phí hiệu quả hơn.

Xem thêm: Nguồn hàng và cách quản lý nhà cung cấp các mặt hàng tạp hóa hiệu quả

4. Giải pháp bán hàng tiêu dùng hiệu quả 

4.1 Chọn mặt hàng phù hợp 

Đối với kinh doanh hàng tiêu dùng, bạn cần đảm bảo được lượng hàng tiêu dùng tiện lợi để thu hút và duy trì lượng khách hàng thân thiết cho cửa hàng của mình. Bởi nhu cầu sử dụng của người tiêu dùng cho những mặt hàng này là vô cùng lớn. Tùy từng loại hình kinh doanh mà chủ kinh doanh cần định hướng được những sản phẩm chủ đạo cần phải có trong cửa hàng của mình.

kinh doanh tiêu dùng

Cửa hàng cần luôn đảm bảo được những hàng hóa quan trọng nhất để thu hút đa dạng khách hàng

Với mô hình kinh doanh hàng tiêu dùng dễ mua tương tự cửa hàng tạp hóa, các mặt hàng được xem là buộc phải có khi kinh doanh hàng tiêu dùng như:

  • Đồ dùng cá nhân: Giấy, khăn, bàn chải, kem đánh răng,…
  • Dụng cụ làm sạch: chất tẩy rửa, nước rửa bát, bột giặt, nước xả,…
  • Dụng cụ nhà bếp: rổ, giá, thùng rác, muỗng, thìa, đũa,…
  • Thực phẩm khô: bánh kẹo, đồ ăn đóng hộp, mì ly,…

Với định hướng kinh doanh mỹ phẩm và chăm sóc sức khỏe, nhu cầu chăm sóc da là vô cùng lớn, vì vậy chủ kinh doanh có thể nắm được điều này và đảm bảo lượng hàng hóa cho các sản phẩm được sử dụng nhiều để duy trì sức mua như:

  • Sản phẩm làm sạch: tẩy trang, sữa rửa mặt, bông tẩy trang,…
  • Dưỡng da: toner, dưỡng ẩm, serum, mặt nạ,…
  • Đặc trị: Kem trị mụn, miếng dán mụn,…
  • Makeup: Son dưỡng, son môi, kem nền, kẻ mắt, kẻ mày,…

Mỗi loại hình kinh doanh hàng tiêu dùng sẽ cần xác định những mặt hàng phù hợp cũng như chủ đạo, đó là lý do mà việc nghiên cứu, đánh giá thị trường là yếu tố vô cùng quan trọng mà chủ kinh doanh cần nắm vững. 

4.2 Đào tạo nhân viên

Không thể phủ nhận vai trò của việc đào tạo nhân viên bán hàng hay nhân viên kho trong kinh doanh hàng tiêu dùng. Bởi đặc thù của ngành này là số lượng hàng hóa tương đối lớn cũng như đa dạng trong giá cả. Đó là lý do mà việc đào tạo giúp nhân viên hiểu rõ sản phẩm, hiểu rõ quy trình bán hàng là vô cùng quan trọng. 

hàng tiêu dùng

Hãy luôn đảm bảo rằng khách hàng luôn cảm thấy hài lòng với nhân viên của bạn

Tùy vào loại hàng tiêu dùng mà bạn kinh doanh là gì, bạn cần đưa ra được định hướng rõ ràng cho nhân viên của mình. Điều này sẽ giúp bạn đảm bảo được khách hàng sẽ không gặp bất kỳ vấn đề gì về thái độ nhân viên hay khó khăn trong quá trình mua hàng của mình.

Với các mặt hàng đặc thù như mỹ phẩm hay hàng cao cấp, hàng hóa giá trị cao, chủ kinh doanh cần có kế hoạch đào tạo rõ ràng cho nhân viên của mình về sản phẩm, cách chốt sale và chăm sóc khách hàng phù hợp để tăng doanh thu cũng như tăng lượng khách hàng thân thiết cho cửa hàng của bạn. 

Xem thêm: Cách quản lý nhân viên bán hàng hiệu quả cho các shop kinh doanh nhỏ

4.3 Chính sách bán hàng rõ ràng

Đừng bao giờ xem thường các khách hàng của bạn, bởi bạn hoàn toàn có thể mất đi những khách hàng tiềm năng nhất với các chính sách bán hàng mập mờ, không rõ ràng của mình. 

Hãy luôn rõ ràng trong các chính sách giá, chương trình khuyến mãi và chính sách đổi trả, bảo hành của bạn. Điều này không chỉ giúp bạn tạo niềm tin cho khách hàng của mình mà còn là yếu tố hàng đầu giúp bạn giảm thiểu tối đa tổn thất và vấn đề xảy ra trong quá trình vận hành kinh doanh.

4.4 Quản lý hàng hóa

Trong kinh doanh hàng tiêu dùng, quản lý hàng hóa không chỉ giúp bạn kiểm soát được toàn bộ lượng hàng hóa trong cửa hàng mà còn có thể đưa ra kế hoạch kinh doanh phù hợp theo hiệu quả tiêu thụ của từng sản phẩm.

Cùng với đó, việc sắp xếp hàng hóa đúng và phù hợp là cách tốt nhất giúp bạn tăng trải nghiệm khách hàng và đặc biệt hơn là kích cầu và tăng doanh thu hiệu quả nhất.

quản lý hàng hóa

Quản lý hàng hóa đúng cách giúp hạn chế thất thoát và kích cầu hiệu quả

Đặc thù của kinh doanh hàng tiêu dùng là lượng hàng hóa vô cùng lớn và đa dạng, vậy nên kiểm soát hàng hóa có hệ thống, phương pháp phù hợp sẽ đảm bảo được rằng, bạn sẽ hạn chế được tối đa thất thoát, rủi ro trong quá trình kinh doanh.

Một phương pháp quản lý phù hợp như sử dụng phần mềm quản lý tồn kho được sử dụng nhiều trên thị trường hiện tại cũng là yếu tố mà chủ kinh doanh có thể cân nhắc để quản lý hàng hóa cũng như cửa hàng một cách hiệu quả hơn.

Xem thêm: Cách quản lý hàng hóa hiệu quả, chống thất thoát cho chủ shop

4.5 Đánh giá hiệu quả kinh doanh của từng mặt hàng

Việc đánh giá hiệu quả kinh doanh của từng mặt hàng giúp bạn có thể đưa ra quyết định nhập hàng phù hợp cũng như đánh giá nhà cung cấp chính xác hơn. Cùng với đó, đánh giá hiệu quả bán ra của từng loại hàng hóa cũng giúp bạn đưa ra được nhiều chương trình khuyến mãi hay xử lý tồn kho tốt hơn. 

Tại nhiều cửa hàng, hiệu quả kinh doanh sẽ được thể hiện rõ ràng trên các báo cáo bán hàng và báo cáo doanh thu, lợi nhuận ngay trên phần mềm quản lý bán hàng. Vì vậy, chủ kinh doanh có thể dễ dàng theo dõi một cách chính xác nhất mà không cần theo dõi thường xuyên hay sát sao đánh giá tại cửa hàng.

4.6 Tận dụng tối đa các phương pháp quản lý thông minh

Việc áp dụng các phương pháp quản lý bán hàng, quản lý hàng hóa bằng các thiết bị bán hàng như quét mã vạch, máy in hóa đơn hay phần mềm quản lý bán hàng tích hợp nhiều chức năng hoàn toàn có thể giúp bạn tối ưu bán hàng cũng như quản lý cửa hàng toàn diện một cách tốt nhất. 

Những thiết bị này không chỉ giúp bạn tối ưu thời gian, không khiến khách hàng phải chờ đợi quá lâu trong khi mua sắm và thanh toán mà còn là cách tốt nhất giúp bạn lưu trữ được các hóa đơn, chứng từ và mọi thông tin giao dịch mà không cần phải ghi chép thủ công như xưa.

bán hàng tại quầy

Các thiết bị bán hàng thông minh sẽ hỗ trợ bán hàng và quản lý kinh doanh toàn diện hiệu quả nhất

Đặc biệt hơn, với nhân viên bán hàng của bạn, việc ghi nhớ lượng hàng hóa và giá bán khổng lồ là điều vô cùng khó khăn. Vì vậy, một phần mềm bán hàng thông minh hoàn toàn có thể giúp bạn bán hàng không cần nhớ giá và thao tác bán hàng nhanh chóng, chuyên nghiệp hơn. 

Cùng với đó, việc quản lý tồn kho và hàng hóa cũng trở nên dễ dàng hơn rất nhiều với hệ thống quản lý tồn kho ngay tại một phần mềm thông minh. Với Sapo POS – phần mềm quản lý bán hàng tốt nhất cho cửa hàng, bạn có thể dễ dàng quản lý hàng hóa, tồn kho chi tiết đến từng màu sắc, kích thước, loại hàng,…giúp bạn dễ dàng tìm kiếm và kiểm hàng mỗi ngày nhanh chóng hơn.

Đặc biệt, thông tin và số lượng hàng hóa sẽ được cập nhật ngay trên hệ thống theo từng giao dịch. Vì vậy, chủ kinh doanh có thể biết được hàng hóa khi sắp hết và đưa ra kế hoạch nhập hàng phù hợp.

Đáp ứng mọi nghiệp vụ bán hàng tại quầy và trên Facebook, Sapo POS là phần mềm quản lý bán hàng tốt nhất cho cửa hàng của bạn. Không chỉ đáp ứng những nghiệp vụ bán hàng, Sapo POS còn giúp bạn quản lý hàng hóa, tồn kho, nhân viên và theo dõi báo cáo chi tiết dễ dàng nhất.

Đặc biệt, nếu bạn đang kinh doanh kết hợp tại cửa hàng và trên Facebook thì tuyệt đối đừng bỏ lỡ những tính năng vô cùng đặc biệt giúp bạn chốt đơn nhanh chóng, không lo lạc đơn, lỗi ship ngay hôm nay với Sapo POS.

Hãy cùng tìm hiểu thêm về phần mềm quản lý bán hàng đặc biệt này ngay tại đây và nhận ngay 07 ngày dùng thử hoàn toàn miễn phí.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

0902.652.087