Sitemap được coi là một bước đi quan trọng để giúp hướng dẫn cho bot Google đến với tất cả các nội dung trên website một cách nhanh chóng. Vậy sitemap là gì và các cách để tạo sitemap cho website chuẩn Google là như thế nào? Cùng theo dõi ngay thông tin tại bài viết dưới đây.
Sitemap là gì?
Sitemap (bản đồ trang web hoặc sơ đồ trang web) là một danh mục liệt kê trình thu thập dữ liệu hoặc người dùng trên trang web của bạn. Điều này giúp người truy cập dễ dàng tìm kiếm thông tin cần thiết và di chuyển thông qua các đường link trên website của bạn.
Ngoài ra, Sitemap còn được lưu trữ dưới định dạng HTML hoặc XML trên website. Trong đó:
-
HTML sitemap liệt kê tất cả các liên kết URL trong từng trang hoặc từng phần khác nhau trên Blog hay Website, giúp người dùng di chuyển và tìm thông tin nhanh chóng. URL này được sắp xếp theo thứ tự thư mục và hiển thị tiêu đề trang.
-
XML sitemap được liệt kê theo thứ tự ưu tiên tùy vào tiêu chí của Webmaster. Mục đích này nhằm thông báo tới Google các URLs của blog hay website nhằm tạo lợi ích cho quá trình index.
Các cách tạo sitemap cho website
Tạo file HTML sitemap để điều hướng website
Check-domains.com/sitemap là kênh miễn phí để người dùng thu thập dữ liệu trang web và cung cấp danh sách các trang. Bạn chỉ cần dán vào URL trang web và đánh dấu mục HTML sitemap là đã tiến hành tạo sitemap cho website. Cuối cùng bạn dán nó vào trang web mới là được.
Cách tạo sitemap trực quan
Công cụ trực tuyến sitemap WriteMaps.com giúp bạn lên kế hoạch nội dung cho một trang. Bạn có thể sử dụng tính năng ghi chú, màu sắc và nội dung vào mỗi trang để tạo sitemap cho website.
Người dùng có thể tạo lập sơ đồ trên giấy hoặc tạo danh sách trong file tài liệu nhưng phần mềm WriteMaps.com giúp bạn tiết kiệm thời gian làm việc hơn. Bên cạnh đó còn hỗ trợ đưa tư duy của người dung vào một sơ đồ có tổ chức và sắp xếp nhằm chỉ ra các trang mà mình muốn có trong website.
Tạo sitemap cho website bằng tay
Tuy rằng Google cho phép mọi người tạo sitemap ở một vài định dạng nhưng lời khuyên dành cho bạn chính là nên dựa trên giao thức sitemap khi tạo bởi vì nó có thể cho phép nhiều công cụ tìm kiếm có thể truy cập được ví dụ như Bing hay Yahoo.
Cách tạo file XML sitemap tự động
Bạn sử dụng công cụ xml-sitemaps.com đơn giản và hiệu quả để thu thập dữ liệu trang web. Phần mềm này cho phép thu tập tới 500 trang miễn phí.
Người dùng chỉ cần nhập URL website và nhận lại file sitemap.xml cùng thông tin các trang mà phần mềm này thu thập được. Ưu điểm của xml-sitemaps.com là cung cấp tất cả dữ liệu cho dù số lượng trang trong website của bạn là bao nhiêu.
Hướng dẫn cụ thể tạo sitemap cho website bằng định dạng XML
Bước 1: Đầu tiên người dùng truy cập vào trang web http://www.xml-sitemaps.com/
Bước 2: Tiếp đến bạn điền các thông số sau theo yêu cầu.
-
Starting URL: Nhập vapf địa chỉ trang web của bạn
-
Change frequency: Chọn thông số phù hợp (bạn nên chọn là daily)
-
Last modification: Nên chọn Use server’s response
-
Priority: Nên để tự động (Automatically calculated priority)
Bạn bấm vào Start để tiến hành chạy tạo sitemap cho website. Khi kết thúc, bạn sẽ nhận được danh sách trong đó cần lưu ý đến file bao gồm: urllist.txt, sitemap.xml, ror.xml và sitemap.html.
Bước 3 : Kế đến bạn tải file định dạng XML về máy tính. Sau đó bạn sử dụng Notepad ++ mở file sitemap.xml để set thông số Priority cho các URL.
Lưu ý: Nếu Url nào quan trọng thì gắn cho nó cao điểm hơn (cao nhất là 1.0 và thấp nhất 0.10)
Bước 4: Sau cùng bạn download file xml lên trang web (Ngang bằng với file index của bạn)
Bước 5: Cuối cùng bạn vào công cụ seo Google Webmaster Tools để cập nhật sitemap cho website.
Lưu ý khi tạo sitemap cho website
Không nên sử dụng những yếu tố đồ họa khi đang tạo một sitemap, mà nên tương ứng với thiết kế của trang web. Bởi sự xuất hiện của đồ họa là yếu tố điều hướng người dùng truy cập trên sitemap của bạn sang một trang web khác.
Cấu trúc của sơ đồ nên tương quan với hệ thống phân cấp của web. Bởi cấu trúc của một sơ đồ website cần sử dụng danh sách và tiêu đề.
Nên đặt đường liên kết tới sơ đồ website trên trang chính hoặc trang đầu. Điều này giúp người dùng dễ dàng sử dụng khi cần thiết.
Bạn nên chia thành các tập tin sitemap nhỏ bởi vì một file sitemap không được lớn hơn 50MB và chứa không quá 50.000 URLs. Mục đích là giúp cho máy chủ của bạn không bị quá tải khi phục vụ tập tin lớn cho Google.
Với mỗi một file sitemap độc lập sẽ hiển thị một loại URL duy nhất. Ngoài ra, URL sitemap cần được mã hóa UTF8 để dễ đọc với máy chủ và không được chứa ID.
Bạn không cần phải gửi sitemap riêng, nếu website của bạn truy cập được cả hai tên miền www và không www..
Sitemap là một trong những công cụ đơn giản và hiệu quả cho hoạt động SEO của bạn, nhằm cung cấp dữ liệu trên trang web nhanh chóng. Bài viết trên đã giúp bạn trả lời câu hỏi Sitemap là gì? hay các hướng dẫn tạo sitemap cho website để giúp trang web của bạn trở nên thân thiện hơn với người dùng. Chúc các bạn thành công.