Thuật ngữ HTTP được dùng rất nhiều bởi dân lập trình và cũng là yếu tố quan trọng cấu thành website. Bởi vậy mà với những người làm các công việc liên quan đến công cụ này thì việc tìm hiểu về HTTP được coi như thiết yếu.

Trong bài viết sau đây, Bizfly sẽ giải thích cho bạn khái niệm HTTP là gì, nó có những đặc trưng cơ bản ra sao và nguyên lý hoạt động như thế nào.

HTTP là gì, HTTPS là gì? 

HTTP được biết đến như một giao thức truyền tải các siêu văn bản. Nó được dùng trong www để truyền dữ liệu qua lại giữa máy chủ web và trình duyệt. Kỹ thuật HTTP sẽ quyết định cách dữ liệu yêu cầu được gửi đến máy chủ cũng như cách thức máy chủ phản hồi.

HTTP là gì?

Hiểu đơn giản, HTTP là giao thức chuyên để phân phối các dữ liệu trên www. Giao thức này sử dụng cổng TCP 80 để truyền tải thông tin, giúp các máy tính giao tiếp với nhau.

HTTPS là giao thức HTTP có cài đặt chứng chỉ bảo mật SSL. Việc tích hợp thêm chứng chỉ mang lại cả ưu và nhược điểm, Bizfly sẽ trình bày chúng một cách chi tiết hơn trong một phần riêng.

Đặc trưng cơ bản của HTTP là gì? 

3 đặc trưng cơ bản của HTTP là vấn đề tiếp theo Bizfly sẽ thảo luận cùng bạn. Chúng cũng là nguyên nhân khiến giao thức này trở nên ưu việt, phổ biến.

  • Kết nối không liên tục: Kết nối của HTTP không liên tục. Quy trình xử lý, phản hồi yêu cầu thông thường của HTTP là Client tạo yêu cầu -> dừng kết nối với Server để đợi phản hồi -> Server tiến hành xử lý yêu cầu -> thiết lập kết nối tới Client và gửi phản hồi,
  • Độc lập: Đặc trưng cơ bản thứ hai của HTTP là tính độc lập. Bạn có thể gửi mọi loại dữ liệu qua HTTP miễn sao máy chỉ và Client có biện pháp kiểm soát các nội dung của dữ liệu. Client và Server cần xác định nội dung gửi đi thuộc kiểu gì để lựa chọn MIME phù hợp.
  • HTTP là stateless: Là connectionless nên đặc trưng thứ ba của HTTP là Stateless. Máy chủ và Client chỉ biết nhau trong yêu cầu của hiện tại, ngay sau đó, chúng sẽ quên. Ngoài ra, Cả máy khách và server đều có thể lưu lại thông tin về những yêu cầu giữ các website. 

HTTP là gì?

Cấu trúc của HTTP 

Cấu trúc của HTTP bao gồm 2 đối tượng là Client và Server. Có thể coi HTTP như giao thức gửi các yêu cầu và phản hồi giữa Client – Server. Tại giao thức này, mọi thiết bị tìm kiếm hay trình duyệt web sẽ đóng vai trò như máy khách, còn máy chủ web có vai trò như Server. 

  • Client: Client (máy khách) gửi yêu cầu cụ thể đến Server theo mẫu phương thức yêu cầu -> Các phiên bản giao thức cùng với URI gửi thông báo MIME (gồm thông tin máy khách, nội dung của đối tượng, bộ chỉnh sửa) đến server qua kết nối TCP/IP.
  • Server: Server nhận được yêu cầu -> Phản hồi lại bằng một dòng trạng thái qua thông báo MIME có chứa thông tin máy chủ, thông tin về nội dung của đối tượng và thực thể của đa phương tiện.

Cách thức hoạt động của HTTP 

HTTP hoạt động theo nguyên lý: Client khởi tạo yêu cầu (tạo kết nối TCP tới cổng 80 hoặc một cổng khác trên server) -> server nhận yêu cầu -> gửi lại trạng thái đến cho client kèm theo thông điệp (thông điệp ở đây thường sẽ là thông tin yêu cầu, thông báo lỗi hay thông tin khác).

Sau khi phiên giao dịch hoàn thành, kết nối HTTP sẽ tự động bị đóng do nó là một stateless system.

HTTP tiến hành hoạt động giao tiếp giữa server và máy khách thông qua một loạt các tin nhắn. 3 kiểu tin nhắn được dùng nhiều nhất trong quá trình hoạt động của HTTP là GET, POST, HEAD.

  • HTTP GET: Loại tin nhắn chỉ bao gồm một đường dẫn gửi đến server. Nó thường chỉ tiếp nhận dữ liệu mà gần như không có những tác dụng khác. Máy chủ sẽ xử lý dữ liệu của URL và gửi phản hồi về cho trình duyệt. Thao tác này được sử dụng khi Client cần lấy toàn bộ nội dung URL.
  • HTTP POST: Tin nhắn này dùng để đặt các tham số dữ liệu vào phần thân của thông báo yêu cầu. Nó được dùng khi cần upload tệp tin hay submit form web, chủ đề,…
  • HTTP HEAD: Có cách thức hoạt động tương tự như tin nhắn GET, điểm khác biệt duy nhất là máy chủ sẽ phản hồi thông tin về header. 

HTTP là gì?

Sự khác biệt giữa HTTP và HTTPS 

Như đã nói ở phần đầu, điểm khác nhau cơ bản giữa HTTP và HTTPS là sự xuất hiện của chứng chỉ bảo mật SSL. Cài đặt thêm chứng chỉ sẽ tăng khả năng bảo mật của website, giúp trang web được đánh giá cao hơn bởi cả công cụ tìm kiếm lẫn người dùng đồng thời việc Seo web sẽ hiệu quả hơn.

Tuy vậy, nó có nhược điểm là làm giảm tốc độ của việc tải trang. Các website sử dụng giao thức HTTPS sẽ mất nhiều thời gian tải trang hơn so với việc dùng HTTP. Dù vậy, bạn vẫn nên cài đặt SSL cho giao thức HTTP để bảo vệ dữ liệu cũng như thông tin khách hàng. Chứng chỉ sẽ giúp trang web của bạn tránh được các rủi ro từ phía hacker.

Với nội dung trên đây, Bizfly đã chia sẽ tới độc giả những điều cần biết về HTTP. Hiểu được nguyên lý cũng như đặc điểm của giao thức này, bạn sẽ thuận lợi hơn nhiều trong tiếp xúc và làm việc với website.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

0902.652.087