Joomla có lẽ là cái tên không còn quá xa lạ với những người lập trình viên lâu năm bởi nó là một mã nguồn mở phổ biến nhất hiện nay giúp xây dựng nền tảng website. Tuy nhiên, đối với những người mới bắt đầu công việc lập trình thì việc tìm hiểu về Joomla là vô cùng cần thiết.
Vậy cụ thể Joomla là gì? Các lợi ích to lớn khi tạo website bằng ngôn ngữ lập trình này mang lại ra sao? Hãy cùng Bizfly tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
Joomla là gì?
Được thành lập vào năm 2005 và viết bằng ngôn ngữ PHP, Joomla là một hệ thống quản lý nội dung (CMS) trên nền tảng mã nguồn mở luôn nhận được sự yêu mến và tin tưởng của người dùng trên toàn thế giới. Xây dựng dựa trên khung mô hình MVC, dễ thiết kế, dễ tích hợp plugin, Joomla cho phép bạn xây dựng và phát hành các nội dung, ứng dụng trực tuyến một cách dễ dàng và mạnh mẽ.
Linh hoạt, tùy biến, đơn giản và thanh nhã, Joomla được sử dụng trên toàn thế giới từ những trang web đơn giản cho đến những ứng dụng phức tạp. Và trở thành hệ thống được sử dụng rộng rãi nhất hiện nay.
Lịch sử hình thành của Joomla
Joomla là sản phẩm “anh em” với Mambo được xây dựng bởi tập đoàn Micro Software Solution – Úc cùng những nhà phát triển nòng cốt. Ban đầu, hãng này cho ra đời Mambo theo dạng ứng dụng mã nguồn đóng.
Đến tháng 4 năm 2001 thì phát ành Mambo theo giấy phép GPL thông qua chính sách bản quyền kép.
Đến năm 2003, vì xảy ra tranh chấp về mặt pháp lý mà Mambo cần được bảo vệ bởi một tổ chức phi lợi nhuận. Tuy nhiên, những nhà phát triển lại không hài lòng với cơ cấu của Quỹ tài trợ Mambo và mối quan hệ của nó với cộng đồng dẫn đến việc rời khỏi dự án vào ngày 17 tháng 8 năm 2005.
Để hỗ trợ về mặt tổ chức, pháp lý cũng như kinh phí cho dự án mới, 20 thành viên nòng cốt cũ của Mambo đã thành lập tạo một tổ chức phi lợi nhuận (Open Source Matters) và thu hút được hơn 1000 người tham gia diễn đàn nhờ vào sự giúp đỡ của Trung tâm Luật Tự do Phần mềm.
Ngày 19 tháng 6 năm 2005, Joomla chính thức được ra đời.
Các tính năng cơ bản của Joomla
Có lẽ, Joomla được tin tưởng sử dụng rộng rãi trên toàn thế giới bởi những tính năng mà nó cung cấp là vô cùng hiệu quả. Dưới đây là một số tính năng cơ bản của Joomla mà bạn nên tìm hiểu thêm để nắm rõ hơn joomla là gì.
- Khả năng tương thích: Bất kỳ một website nào cũng cần độ tương thích cao với các loại thiết bị di động khác nhau để đem lại những trải nghiệm thú vị và mới mẻ cho khách hàng.
- Đa ngôn ngữ: Joomla hỗ trợ hơn 70 loại ngôn ngữ khác nhau để phù hợp với từng người sử dụng trên từng quốc gia riêng biệt.
- Dễ sử dụng: Giao diện WYSIWYG được Joomla sử dụng vô cùng thân thiện với người dùng và dễ sử dụng.
- Dễ update: Chỉ sau 2 đến 3 lần click từ bảng điều khiển, bạn có thể dễ dàng chuyển sang bản cập nhật mới và Joomla sẽ hỗ trợ update thường xuyên.
- Bảo mật: Joomla cũng cấp tính năng bảo mật tuyệt đối mọi dữ liệu, thông tin website trước nguy cơ xâm nhập của những tài khoản hacker tấn công.
- Hỗ trợ: Đội ngũ nhân viên, tổng đài luôn có mặt 24/24 để có thể đáp ứng yêu cầu và giải đáp mọi thắc mắc của khách hàng một cách tận tình, chu đáo và nhanh chóng.
Lợi ích khi thiết kế web bằng Joomla
Nếu đã hiểu rõ hơn joomla là gì, chắc hẳn bạn cũng hình dung được một phần lợi ích khi thiết kế web bằng Joomla. Một vài lợi ích có thể kể đến dưới đây.
- Tiết kiệm chi phí: Joomla là hệ thống quản lý nội dung hoàn toàn miễn phí trong khi nó cung cấp rất nhiều những tiện ích và bộ mở rộng vô cùng khổng lồ.
- Chuẩn SEO: Thiết kế web bằng Joomla giúp website của bạn được chuẩn SEO, nhanh chóng leo TOP trên các công cụ tìm kiếm như Google.
- Thu hút khách hàng: Giao diện web khi thiết kế tại Joomla vô cùng thân thiện với khách hàng, mang lại trải nghiệm mới mẻ và giúp thu hút khách hàng truy cập và ở lại lâu hơn trên website.
- Hỗ trợ đa ngôn ngữ: Như đã nói ở trên, Joomla hỗ trợ hơn 70 loại ngôn ngữ khác nhau. Điều này giúp những khách hàng đến từ những quốc gia khác nhau có thể truy cập và sử dụng website.
Ưu điểm, nhược điểm của Joomla
Bất kỳ một ứng dụng hay hệ thống nào cũng tồn tại những mặt ưu điểm và nhược điểm kể cả Joomla cũng vậy.
Ưu điểm:
- Cài đặt đơn giản chỉ với 1 click chuột.
- Tính ổn định
- Tích hợp TMDT
- Nhiều template có sẵn
- Khả năng mở rộng linh hoạt
- Xử lý traffic khi có cấu hình và kiến trúc phần cứng phù hợp.
Nhược điểm:
- Không thích hợp cho người mới sử dụng.
- Cần có kỹ năng chuyên môn cao.
Nên sử dụng Joomla cho website nào?
Bizfly khuyên bạn nên sử dụng Joomla cho những dạng website dưới đây:
Joomla và WordPress nền tảng nào tạo web tốt hơn?
Joomla và WordPress đều là hai chương trình phần mềm được sử dụng rộng rãi và phổ biến trong việc xây dựng nền tảng website. Tuy nhiên, mỗi chương trình lại có những đặc điểm riêng về thế mạnh cũng như mặt hạn chế.
- Việc thiết lập một website với Joomla thì tương đối dễ dàng. Nhưng so với WordPress, nó lại phức tạp hơn khi sử dụng và cũng không cung cấp nhiều chủ đề hay plugin để bạn lựa chọn.
- Joomla có khả năng quản lý những website phức tạp. Các website cộng đồng nhiều người dùng đăng ký hay là các website thành viên hơn là WordPress.
- Joomla thì dành cho những người đã có kinh nghiệm, chuyên môn, những website cần cấu trúc linh hoạt. Còn WordPress thì không yêu cầu điều đó, nó dành cho cả dân chuyên và không chuyên.
Nhìn chung, Joomla và WordPress đều thể hiện được tính chuẩn SEO, nhưng xét về phương diện đối tượng sử dụng và cách thức sử dụng thì WordPress lại tối ưu hơn cả. Bởi nó được tích hợp với các gói SEO có sẵn, giúp website dễ dàng nâng cao thứ hạng.
Nếu bạn có ý định xây dựng cho mình một website cá nhân hay doanh nghiệp thì Joomla chính là hệ thống quản lý hiệu quả nhất mà bạn nên lựa chọn bởi những lợi ích kinh doanh mà nó mang lại là không hề nhỏ. Hy vọng, qua bài viết này bạn đã hiểu được joomla là gì để ứng dụng nó thật tốt trong công việc thiết kế website.