Tốc độ tải trang chính là một trong những tiêu chí giúp đánh giá thứ hạng của một trang web trên thanh công cụ tìm kiếm. Việc website load chậm đã làm ảnh hưởng không nhỏ đến trải nghiệm người dùng, bởi chúng gây cảm giác khó chịu cho khách hàng khi phải chờ đợi website hiển thị nội dung quá lâu. Điều này dẫn đến việc thoát trang và truy cập vào trang của đối thủ
Vậy, những nguyên nhân website load chậm nào bạn nhất định phải biết? Hãy cùng Bizfly tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
Sử dụng quá nhiều plugin
Là một trong những nguyên nhân website load chậm, việc lạm dụng và sử dụng quá nhiều plugin sẽ gây tổn hại đến tốc độ tải trang. Để khắc phục được tình trạng này, bạn có thể kiểm tra xem những plugin nào có thể loại bỏ, đang tiêu tốn nhiều tài nguyên của website bằng cách sử dụng Plugin Performance Profiler. Công cụ này để quét hoặc thay thế bằng một số plugin all on one có chức năng tương tự.
Hosting kém chất lượng
Hosting kém chất lượng, cấu hình thấp cũng chính là nguyên nhân website load chậm. Điều quan trọng nhất để website có thể hoạt động và tải trang nhanh nhất chính là tìm kiếm một hosting chất lượng và có uy tín. Giúp cung cấp cơ sở hạ tầng tốt và sử dụng các công nghệ mới, tiên tiến để thúc đẩy tốc độ tải của trang web.
Sử dụng theme nặng
Đôi khi, việc sử dụng nhiều theme nặng, có nhiều chức năng không cần thiết cũng là nguyên nhân website load chậm. Để khắc phục, bạn có thể thực hiện các giải pháp giúp làm nhẹ website bằng cách thuê coder để loại bỏ những chức năng thừa cũng như tối ưu lại code trang web của mình.
Không tối ưu database
Một trang web động muốn vận hành hay hoạt động được cần phải có cơ sở dữ liệu để chạy. Chính bởi vậy, bạn cần tối ưu database để quá trình truy xuất dữ liệu được diễn ra nhanh chóng, đảm bảo không ảnh hưởng đến tốc độ tải và truy cập website.
Xem ngay các cách tăng tốc độ tải trang web hiệu quả tại đây: https://bizfly.vn/techblog/tang-toc-do-website.html
Hệ thống phân giải tên miền DNS
Một trong những nguyên nhân website load chậm đó là hệ thống phân giải tên miền DNS gây ảnh hưởng rất lớn tới tổng thời lượng load web. Chính bởi vậy, việc bạn cần làm là lựa chọn những hệ thống phân giải miền có tốc độ tải trang nhanh chóng như CloudFlare để làm DNS trung gian với những chức năng nổi bật và hoàn toàn miễn phí.
Lạm dụng quá nhiều hình ảnh và quảng cáo
Quảng cáo mang lại cho doanh nghiệp những khoản thu lợi nhuận vô cùng hiệu quả. Nhưng nếu lạm dụng quá nhiều hình ảnh và quảng cáo sẽ dẫn đến tình trạng website load chậm bởi những dữ liệu quảng cáo thường được tải từ các server bên ngoài, không được nén hay tối ưu.
Không tạo bộ nhớ đệm Cache
Cache chính là một trong những giải pháp tối ưu và hiệu quả trong việc thúc đẩy tốc độ tải trang bởi những tài nguyên tĩnh như JS, hình ảnh hay CSS sẽ không cần phải tải lại trong lần sử dụng tiếp theo, nhờ vậy mà CPU sẽ giảm được những truy vấn không cần thiết. Chính vì vậy, việc không tạo bộ nhớ đệm Cache là nguyên nhân website load chậm.
Sử dụng nhiều Widget
Việc sử dụng Widget sẽ giúp website của bạn trở nên chuyên nghiệp hơn, thân thiện hơn, đẹp mắt hơn trong những lần truy cập của người dùng.
Tuy nhiên nó sẽ trở thành nguyên nhân website load chậm nếu bạn sử dụng nó quá nhiều đặc biệt là khi các widget này liên kết với các trang mạng xã hội như facebook, youtube, google,.. Bởi nó tiêu tốn rất nhiều file để hiển thị và hoạt động.
Do vị trí đặt Server hosting
Nhiều doanh nghiệp thường đặt các Server hosting tại những địa điểm có nhiều khách hàng truy cập, điều đó chính là nguyên nhân website load chậm bởi có quá nhiều người dùng truy cập cùng lúc.
Thay vì đặt tại đó, bạn có thể đặt Server hosting tại các vị trí khác như Singapore, Hongkong, Nhật Bản,.. vẫn đảm bảo được tốc độ truyền tải về Việt Nam mà không sợ tình trạng đứt cáp quang hay lỗi mạng.
Đường truyền mạng kém
Tốc độ tải trang cũng phụ thuộc rất nhiều vào đường truyền mạng. Nếu đường truyền mạng gặp các vấn đề như đứt cáp quang hay lỗi mạng thì sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến tốc độ truy cập của người dùng. Chính vì vậy, bạn cần xác định rõ nguồn truy cập website của mình để lựa chọn vị trí đặt và đường truyền phù hợp.
Không sử dụng CDN
CDN (Content delivery network) là một trong những giải pháp giúp tăng tốc độ tải trang. Bởi CDN sẽ tự động phân phối tài nguyên được lưu tại các trung tâm dữ liệu khi có khách hàng truy cập dễ dàng ngay cả khi bạn mua hosting tại những địa điểm xa vị trí của khách hàng. Nếu bạn không sử dụng CDN thì đó chính là nguyên nhân website load chậm.
Trên đây là những nguyên nhân website load chậm mà bạn cần tìm hiểu và lưu ý cho website của mình. Nếu bạn gặp phải vấn đề về tốc độ tải trang thì đừng vội đổ lỗi cho các nhà cung cấp mà hãy tìm hiểu thật kỹ nguyên nhân và đưa ra giải pháp khắc phục phù hợp. Hy vọng, với những thông tin trên, bạn sẽ cảm thấy nó hữu ích và luôn theo dõi, ủng hộ các bài viết sau của Bizfly.