Dịch vụ ăn uống là lĩnh vực sinh lời hot nhất hiện nay. Được tung hô là ngành kinh doanh “70 cái ghế” thu về 1 tỉ đồng/tháng – con số khiến bất cứ ai cũng phải khao khát, vì thế, rất nhiều người đã quyết định dồn tiền vào mở một nhà hàng với ước mơ khởi nghiệp làm giàu.

Nhưng, cũng chính vì lý do đó, kinh doanh nhà hàng trở thành “miếng bánh” có tỷ lệ cạnh tranh cực kỳ gay gắt. Trong thực tế, có đến 60% nhà hàng mở ra rồi lại vội vã đóng cửa chỉ trong 1 năm đầu tiên, nên nếu không có định hướng kinh doanh cũng như kế hoạch khởi nghiệp rõ ràng thì chẳng khác nào “ném tiền qua cửa sổ”.

Chắc chắn không có ai kinh doanh thành công mà lại không có kế hoạch cả. Thế một kế hoạch kinh doanh nhà hàng phải bắt đầu từ đâu? Bạn sẽ tìm thấy câu trả lời thật thấu đáo cho câu hỏi này trong cuốn cẩm nang Kinh doanh nhà hàng – Lập kế hoạch trên một chiếc khăn giấy mà đội ngũ biên tập viên Sapo đã rất kỳ công biên soạn.

Chương 1: Những điều cần biết trước khi lập kế hoạch kinh doanh nhà hàng

Mở quán ăn tưởng chừng như dễ dàng lắm, nhưng ai nào ngờ khi bắt tay vào mới biết, từ việc lựa chọn bán gì, mở quán ở đâu, đến việc thiết kế quán ra sao,… đã khiến bạn đau đầu rồi. Cho dù kinh doanh nhà hàng hay mở quán ăn thì việc lập kế hoạch cũng hết sức cần thiết. Mở quán thì dễ, nhưng để duy trì quán lại khó khăn vô vàn.

Chương đầu tiên này sẽ là những điều quan trọng bạn cần biết trước khi quyết định bắt đầu mở quán ăn, những ai nên và không nên mở quán ăn, những sai lầm “ngu người” khi mở quán,…

Chương 2: Nên bán sản phẩm gì ăn khách và thu lãi cao?

Lời khuyên chân thành cho bạn là khi mở quán ăn, hãy tìm cho mình một ý tưởng kinh doanh nhà hàng ăn uống đáp ứng được 1 trong 2 điều kiện sau, nếu đáp ứng cả 2 thì càng tốt.

Thứ nhất là MỚI: Trên thị trường chưa có người bán, món này có thể bắt chước dễ dàng. Ví dụ: Xoài lắc, Trà đào,..

Thứ hai là LẠ, ĐỘC: Chưa ai bán nhưng khó làm theo. Ví dụ: Cà phê ăn cả ly,…

Khi mở quán, đa phần mọi người đều có quan điểm là giá phải “rẻ”, nhưng bạn thử nghĩ ngược lại xem. Bởi vì:

  • Giá nguyên phụ liệu tăng ảnh hưởng tới chi phí và lãi nếu bán rẻ;
  • Đối thủ sẽ hạ giá thấp hơn nữa để cạnh tranh, khiến bạn xây xẩm mặt mày không thể chạy theo cuộc chiến giảm giá được.

Như vậy, vô hình trung bạn tự gây áp lực cho mình, vừa làm ảnh hưởng tới lợi nhuận của quán, thị trường có nguy cơ bị chiếm lĩnh bởi đối thủ.

Vì sao khi mở quán ăn chúng ta cần quan tâm đến 2 yếu tố MỚI và ĐỘC? Đơn giản là như thế bạn sẽ có một thị trường ngách an toàn, và ít cạnh tranh, tha hồ tìm ra các chiến lược kinh doanh và tiếp thị để tỏa sáng.

Nhưng vấn đề ở chỗ, làm sao chúng ta tìm được món ăn mới, độc hoặc vừa độc vừa mới đây? Chương 2 này sẽ bật mí cho bạn bí quyết nha!

Chương 3: Nghiên cứu và phát triển sản phẩm – Biến ý tưởng thành hiện thực

Ý tưởng sản phẩm để mở quán ăn đã xong, nhiệm vụ tiếp theo sẽ là biến ý tưởng đó thành hiện thực. Để dễ hình dung hơn về việc biến sản phẩm ý tưởng thành hiện thực, Chương 3 sẽ là câu chuyện thực tế về hành trình kinh doanh quán ăn của 2 chủ quán. Cùng khám phá nhé!

Trên đây chỉ là 3 trong 7 chương của cuốn eBook Kinh doanh nhà hàng – Lập kế hoạch trên một chiếc khăn giấy. Đây là cuốn sách gối đầu giường cho những ai đang có ý định bước chân vào ngành dịch vụ ăn uống. Tải ngay eBook để có thêm hành trang để tự tin hơn khi bắt tay vào việc kinh doanh nhà hàng, quán ăn bạn nhé!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

0902.652.087