Bitbucket là một trong những dịch vụ website được sử dụng phổ biến trong lĩnh vực công nghệ thông tin hiện nay. Nó rất hữu ích trong việc giúp lưu trữ dữ liệu về mã nguồn và tất cả các phiên bản người dùng thao tác trên code. Vậy Bitbucket cụ thể là gì và những tính năng nào nổi bật hơn so với “người hàng xóm” Github? Tham khảo ngay bài viết dưới đây để Bizfly chia sẻ rõ hơn cho bạn nhé!
Bitbucket là gì?
Bitbucket được phát triển và điều hành bởi công ty Atlassian, dịch vụ trên website này ra đời nhằm hỗ trợ việc lưu trữ toàn bộ các mã nguồn và tất cả các phiên bản mà người dùng thao tác trên code. Trước khi hiểu sâu hơn về khái niệm Bitbucket là gì, bạn cần làm rõ khái niệm Git là gì.
Git chính là một hệ thống quản lý phân tán. Git giúp người dùng thực hiện các thao tác đơn giản để lưu lại các phiên bản chỉnh sửa code, khôi phục nhanh chóng và gộp chung với các phiên bản khác để đưa vào kho dữ liệu code ( Code Repository). Bitbucket chính là một trong những kho dữ liệu code đó.
Vậy, có thể suy ra Bitbucket cho phép người dùng quản lý các phiên bản phân tán của các thành viên trong một project. Theo đó, người đứng đầu dự án sẽ nắm bắt, theo dõi và đánh giá được tiến độ công việc để kịp thời đưa ra những giải pháp tối ưu cho việc cải tiến mã nguồn.
Tại Bitbucket, các developer có thể học hỏi lẫn nhau và trao đổi kinh nghiệm thông qua những lần comment, review hoặc commit.
5 tính năng nổi bật của Bitbucket
Tính năng đánh giá code ưu việt
Tính năng đánh giá code ưu việt là một trong những tính năng nổi trội đầu tiên của dịch vụ web này. Tính năng này giúp cho các nhóm có thể nhanh chóng tìm ra các phương án viết code tốt nhất. Hệ thống này có khả năng cải tiến mã cùng thời gian quay vòng tương đối nhanh với pull – request. Từ đó, người sử dụng có thể cộng tác dễ dàng và đơn giản hơn.
Ngoài ra, có một chương trình review độc đáo và duy nhất được thiết lập chỉ có tại hệ thống Bitbucket. Chương trình này cho phép xem được tất cả những cam kết diễn ra trong một pull – request, đồng thời người dùng có thể đánh giá và nắm bắt tổng thể để có cái nhìn khách quan hơn về code.
Trình theo dõi cùng tracker được tích hợp sẵn
Bitbucket được thiết lập sẵn các trình theo dõi cùng tracker, việc này tạo nên sự linh hoạt trong việc xử lý các lỗi có trong dự án đang thực hiện. Ở dịch vụ website này, bạn có thể tạo ra được các tracker một cách dễ dàng, các tool này thậm chí còn có cấu hình giống như ban đầu biến mọi thứ trở nên đơn giản hơn.
Kiểm soát quyền truy cập dễ dàng
Ở Bitbucket, người dùng có thể nhanh chóng thiết lập quyền truy cập cho cả nhóm hoặc một cá nhân nào đó. Tính năng này được đánh giá là khá mới mẻ và vô cùng tiện ích cho người dùng.
Bên cạnh đó, dịch vụ web này cung cấp cho người dùng hai mô hình mới để triển khai các mà đó là Bitbucket Cloud và Bitbucket Server. Nhờ đó, người dùng có thể tùy chọn cho mình và team một mô hình cloud phù hợp nhất để giữ được các mã dưới dạng in – house.
Giao diện thân thiện và kho chứa không giới hạn
Nhờ vào giao diện đơn giản, dễ nhìn và thu hút nên Bitbucket chiếm được rất nhiều cảm tình từ người dùng. Bạn có thể chủ động điều hướng hoặc tìm kiếm những thứ mình cần, các pull -request hoặc bất kỳ tính năng nào cũng hoạt động rất nhanh chóng.
Hệ thống còn có một khó chứa an toàn và không giới hạn giúp người dùng thoải mái viết code và lưu trữ lại miễn phí.
Tính năng tích hợp với Jira
Hệ thống Bitbucket được tích hợp với Jira, đây cũng chính là tính năng vượt trội của công cụ này. Tính năng này giúp cho người sử dụng có thể theo dõi một cách sát sao những tình trang code lỗi mà không cần phải thoát khỏi hệ thống như trước đây. Mức giá khi sử dụng tính năng này sẽ là $10 cho 10 người.
Hệ thống Bitbucket được tích hợp với Jira
Sự khác nhau giữa Bitbucket và Github
Bitbucket và Github là hai dịch vụ trên website đều có code repository cũng như có những nổi trội về số lượng mã nguồn mở trong hệ thống. Tuy nhiên, nếu xét kỹ về mức giá và tính chất chắc chắn sẽ có nhiều sự khác nhau. Cụ thể sự khác nhau Bitbucket và Github là:
-
VCS hỗ trợ cho cả Git và Mercurial
-
Public repositories hoàn toàn miễn phí và không giới hạn
-
Private repositories được miễn phí dành cho nhóm dưới 5 người
-
Bitbucket được tích hợp với Jira, Bamboo, Jenkins và Crucible
-
Host lưu trữ của Bitbucket là Opera, Adium, Django, Python, Mailchimp
-
Bitbucket có tính năng mở rộng với các nền tảng Spoon, Jira, GitHub, Facebook, Twitter, Google, External Authentication.
-
VCS hỗ trợ cho Git
-
Private repositories mất phí $7/ tháng và không giới hạn số lượng người dùng
-
GitHub tích hợp được với Zendesk, Asana, Travis, Cloudbees, Codeclimate, AWS, Window Azure,…
-
Host lưu trữ của GitHub là Node.js, Jquery, Bootstrap, Rails, Homebrew
-
GitHub có tính năng mở rộng đối với thao tác xác định 2 lớp GitHub Pages và GitHub Gists.
Hướng dẫn cách sử dụng Bitbucket
Bitbucket là một dịch vụ về website có nhiệm vụ hỗ trợ cho việc quản lý các phiên bản để phân tán cho các Git. Người dùng có thể đăng ký tài khoản trên Git và đăng nhập bình thường trên giao diện quản lý của hệ thống này. Sau đó, bạn sẽ cần sử dụng công cụ này như sau:
Bước 1: Tạo một team mới bằng cách chọn Create team và điền đầy đủ các thông tin, email và các thành viên khác.
Bước 2: Tạo một dự án mới bằng cách chọn Repositories -> Create Repository để tạo dự án mới -> ấn vào Logo của Bitbucket để nhìn thấy dự án mình đã tạo trước đó. Bạn muốn tải dự án đó về máy tính hãy sử dụng Source Tree để kéo về và up code lên dự án.
Bước 3: Thêm các thành viên thực hiện dự án bằng cách chọn Setting -> ấn Access Management để thêm và setup quyền truy cập cho từng người.
Bước 4: Quản lý dự án trên Bitbucket
Tạm kết
Hy vọng qua những chia sẻ về Bitbucket bên trên đã bạn đã hiểu hơn về các tính năng của dịch vụ website này. Từ đó có thể áp dụng một cách chính xác nhất vào công việc và xây dựng các dự án của mình để đạt được hiệu quả cao nhất. Chúc các bạn thành công!