Lỗi bảo mật website thường mang đến rất nhiều thiệt hại cho doanh nghiệp bởi chúng tạo cơ hội cho hacker đánh cắp thông tin, dữ liệu của khách hàng hay thậm chí là quyền kiểm soát website. Đây cũng là vấn đề khiến các nhà quản trị web thường xuyên đau đầu.

Để tìm hiểu thêm về những lỗi này, BizFly sẽ cung cấp cho bạn những thông tin chi tiết về các lỗi bảo mật website thường gặp cũng như cách khắc phục của chúng. Theo dõi ngay trong bài viết dưới đây.

Website bị dính mã độc 

Một trong số các lỗi bảo mật website thường gặp là lỗ hổng Injection hay còn được biết đến với cách gọi website bị dính mã độc. Đây là lỗi xuất hiện khi dữ liệu đầu vào không được lọc một cách cẩn thận dẫn đến việc các mã độc có thể “ẩn” vào máy chủ.

các lỗi bảo mật website thường gặp

Các mã độc này có thể làm rò rỉ các dữ liệu của website hoặc chiếm quyền kiểm soát của trang web. Biện pháp đơn giản nhất để ngăn chặn lỗi bảo mật website này là kiểm tra lại nguồn dữ liệu đầu vào, kiểm tra quá trình truy vấn SQL và bảo vệ máy chủ bằng cách sử dụng framework. 

Lỗi bảo mật XSS

XSS là một trong số các lỗi bảo mật website thường gặp nhất. Lỗi này xảy ra khi hacker chèn một vài đoạn mã JavaScript vào trong các ứng dụng của website  để đánh cắp token, cookies hoặc các dữ liệu nhận diện người dùng. 

Lỗ hổng XSS được chia làm 3 loại:

  • Stored XSS: Hacker chiếm session của hàng loạt người dùng và submit nội dung kèm theo mã độc.

  • Reflected XSS: Hacker chiếm session (phiên làm việc) của người dùng

  • DOM Based XSS: Khai thác lỗ hổng XSS dựa trên cơ sở thay đổi cấu trúc của DOM. 

các lỗi bảo mật website thường gặp

Để ngăn chặn lỗi bảo mật XSS, biện pháp đơn giản nhất là không trả thẻ HTML cho người truy cập. Với biện pháp này, nhà quản trị website chỉ cần Encode toàn bộ thẻ HTML là đủ.

Lỗi Broken Authentication 

Broken Authentication là một lỗi bảo mật website thường gặp mà khi đó quá trình xác thực của website sẽ liên tiếp gặp vấn đề không thể giải quyết bằng cách phát triển giải pháp mã hóa. Lỗi bảo mật này có thể mang lại rất nhiều rủi ro như:

  • Session ID có trong đường dẫn bị rò rỉ tại Referer Header của những người dùng khác

  • Xuất hiện lỗ hổng Session Fixation

  • Mật khẩu dễ giải mã hoặc không được mã hóa khi lưu trữ

Các nhà quản trị website nên ngăn chặn các lỗ hổng ngay từ khi xây dựng web bằng cách sử dụng framework. Nếu muốn tự tạo ra các mã hóa hoặc bộ xác thực riêng, bạn cần cân nhắc kỹ về các rủi ro có thể sẽ gặp phải.

các lỗi bảo mật website thường gặp

Lỗi Security Misconfiguration 

Security Misconfiguration là lỗi bảo mật website thường gặp khi cấu hình của website bị lỗi do một trong số các nguyên nhân: Dùng các phần mềm đã lỗi thời của WordPress hoặc PHP phiên bản cũ, thêm những phần mềm hoặc dịch vụ không cần thiết, vừa bật Debug vừa chạy ứng dụng, không đổi mật khẩu hoặc Default​.

Để ngăn chặn lỗi bảo mật này, nhà quản trị website có thể tiến hành một vài thao tác:

  • Hạn chế cài đặt phần mềm vào website, trong trường hợp bắt buộc phải cài đặt thì cần xem xét kỹ lưỡng độ an toàn của phần mềm.

  • Lập ra một quá trình hoàn hảo ngay từ khi thiết kế website, hãy chắc rằng bạn audit chính xác các thiết lập bảo mật trên máy chủ của web.

các lỗi bảo mật website thường gặp

Cross Site Request Forgery 

Lỗi bảo mật website Cross Site Request Forgery được coi là sự tấn công deputy attack. Khi gặp lỗi này, trình duyệt sẽ bị một bên thứ ba nào đó đánh lừa để lạm dụng quyền hạn. 

Để ngăn chặn lỗ hổng này, các quản trị viên nên lưu trữ Token tại một trường form ẩn nào đó mà website của bên thứ ba không thể truy cập được. Hiển nhiên, bạn cũng cần xác minh trường ẩn trước khi tiến hành lưu trữ.

Xem ngay: Bảo mật website là gì và các cách bảo mật website hiệu quả tại đây: https://bizfly.vn/techblog/bao-mat-website.html

Lỗi rò rỉ dữ liệu nhạy cảm 

Rò rỉ dữ liệu nhạy cảm cũng là một trong các lỗi bảo mật website thường gặp nhất hiện nay. Đây là lỗi bảo mật về tài nguyên và crypto, chúng làm rò rỉ các thông tin mang tính chất nhạy cảm như thẻ ngân hàng, mật khẩu,…

Một vài biện pháp hữu hiệu để ngăn chặn lỗi bảo mật này là:

  • Đăng ký các tiêu chuẩn an ninh Internet như RSA hay AES

  • Bảo mật nâng cao bằng hashing và thuật toán mã hóa

  • Tránh lưu các dữ liệu nhạy cảm lên mạng, xóa những dữ liệu nhạy cảm khi không cần sử dụng nữa

  • Dùng HTTPS có tích hợp chứng chỉ PFS và chỉ nhận dữ liệu HTTPS có cờ an toàn

  • Không truyền dữ liệu và các Session ID bằng đường dẫn hoặc cookie nhạy cảm.

Lỗi using component with known vulnerabilities 

Using component with known vulnerabilities cũng là một trong các lỗi bảo mật website thường gặp. Lỗi này xuất hiện khi website nhận được những mã nguồn ngẫu nhiên tại các diễn đàn hoặc trên Github tạo điều kiện cho hacker đánh cắp các thông tin như mật khẩu, cơ sở dữ liệu và tệp tin cấu hình của website.

các lỗi bảo mật website thường gặp

Để ngăn chặn lỗi bảo mật này, các nhà quản trị website cần:

Lỗi cấp quyền 

Lỗi cấp quyền là lỗi bảo mật website thường gặp diễn ra khi máy chủ nhận được yêu cầu của người truy cập nhưng không tiến hành cấp quyền chính xác khiến khách hàng hiểu là website không thể truy cập được.

Nếu website sở hữu bảng điều khiển admin, hacker có thể tấn công và đánh cắp tất cả thông tin cũng như dành quyền kiểm soát trang web.

Để tránh gặp phải lỗi cấp quyền, nhà quản trị website nên phân quyền ngay khi xây dựng web. Ngoài ra, trong quá trình sử dụng, hãy yêu cầu khách hàng sử dụng mật khẩu có tính bảo mật cao.

Trên đây là tổng hợp các lỗi bảo mật website thường gặp nhất. Để tránh bị gián đoạn và thiệt hại bởi những lỗi này, các nhà quản trị nên chú ý đến vấn đề bảo mật ngay từ khi thiết kế website. Một đơn vị thiết kế web có uy tín sẽ giúp bạn lựa chọn và trang bị những công cụ bảo mật phù hợp nhất cho trang web của mình nên hãy tìm hiểu kỹ trước khi chọn cho mình đối tác.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

0902.652.087