Để kể tên những ngôn ngữ lập trình website phổ biến nhất hiện nay, không thể không kể đến JavaScript. Vậy JavaScript là gì, tại sao nhiều người sử dụng nó đến vậy? So với các ngôn ngữ lập trình khác nó có sự khác biệt gì? Đâu là các công cụ để phát triển JavaScript? Hãy cùng Bizfly tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé!

JavaScript là gì?

Nếu cần ảnh và text trên website, bạn chỉ cần HTML là đủ. Nhưng nếu muốn có những quảng cáo nhảy ra, những slidesshow chạy mượn mà thì phải dùng JavaScript. Khi dùng HTML để lập trình website sẽ giống như việc bạn vẽ một bức tranh 2D không có chuyển động. Còn nếu lập trình bằng JavaScript, website sẽ được “hô biến” thành dạng ảnh gif, giúp chúng trở nên sống động hơn.

Javascript là gì

Chính vì vậy, bên cạnh HTML và CSS thì JavaScript là ngôn ngữ lập trình phổ biến nhất hiện nay.

Nếu vẫn chưa hiểu JavaScript là gì, bạn có thể lên Google xem tính năng autocomplete hoặc các slideshow trên trang tìm kiếm nổi tiếng này để có sự hình dung dễ dàng nhất. Tất cả những đoạn code để làm nên giao diện slideshow hay tính năng autocomplete này đều được viết bằng ngôn ngữ lập trình JavaScript.

Vậy bạn có tò mò JavaScript có lịch sử phát triển như thế nào không?

Lịch sử phát triển của JavaScript

Vào tháng 9/1995, một nhân viên của Netscape tên là Brandan đã tạo ra JavaSrcipt với tên gọi Mocha. Từ thuở ban đầu nó không được phổ biến như hiện tại bởi bị giới hạn độc quyền với Netscape. Tất nhiên, các tính năng của JavaScript phiên bản đầu tiên cũng không được phong phú như hiện tại.

Đến năm 1996, ngôn ngữ lập trình này mới được đặt tên là ECMAScript. JavaScript còn qua nhiều lần đổi tên như: Mona, LiveScript rồi mới trở thành JavaScript như hiện tại.JavaScript xuất hiện lần đầu trong Netscape 2.0 năm 1995 được nhúng vào Netscape, IE, và các trình duyệt khác. 

Sau hơn 20 năm, nhờ vào cộng đồng các lập trình viên đã liên tục làm việc với nó mà JavaScript đã trở nên phổ biến. Thống kê cho thấy ít nhất 92% website hiện nay đang sử dụng ngôn ngữ lập trình JavaScript. Không những vậy, nó còn xuất hiện trên khắp mọi trình duyệt và trên khắp các thiết bị từ di động đến máy tính bàn.

Vậy tại sao JavaScript được nhiều người sử dụng đến vậy?

Ưu điểm khi thiết kế website bằng JavaScript?

Bổ sung và hỗ trợ được cho HTML, Java – 2 ngôn ngữ lập trình vốn đã phổ biến nhất hiện nay nên không khó để đoán được vì sao JavaScript được nhiều người sử dụng đến thế.

Javascript là gì

Bên cạnh đó, cũng không thể không kể đến hàng loạt ưu điểm mà JavaScript có được như:

  • Giảm gánh nặng cho server: Ví dụ bạn có thể xác nhận đầu vào (input) người sử dụng trước khi gửi trang tới Sever, từ đó giúp trang tải nhanh hơn do không cần request ngay từ đầu.
  • Phản hồi ngay lập tức cho user: Giả sử có quên nhập một thông tin nào đó trên form đăng ký popup, khách hàng cũng không cần cả website load lại từ đầu để điền thêm nếu form popup này được lập trình bởi JavaScript.
  • Tăng cường tương tác với khách hàng: JavaScript cho phép khách hàng có thể tương tác ngay với website bằng cách click chuột hay thông qua bàn phím( đổi màu text hay hình động…)
  • Website trông sinh động hơn với kho giao diện phong phú: Nếu chỉ sử dụng HTML, bạn chỉ có thể tạo ra các giao diện tĩnh, không có DnD (Drag và Drop), Slider hay một Rich Interface (giao diện giày tính năng).

Tất cả những ưu điểm nổi trội trên đã giúp JavaScript trở thành ngôn ngữ lập trình được nhiều người sử dụng nhất hiện nay. Tuy nhiên lập trình viên không sử dụng JavaScript như một ngôn ngữ chương trình chính thức (full-fledged) bởi nó cũng có những nhược điểm nhất định.

Vậy nhược điểm của JavaScript là gì?

Nhược điểm khi thiết kế website bằng JavaScript là gì?

Nhược điểm lớn nhất của JavaScript là việc bảo mật. Một website được viết bởi ngôn ngữ JavaScript dễ bị hacker tấn công, scammer quét trộm dữ liệu, thậm chí có thể dùng để thực thi mã độc trên máy tính của người dùng.

Ngoài ra, JavaScript còn mang nhiều “khiếm khuyết” như:

  • Không cho phép đọc và ghi các file bởi lý do bảo mật. Trong khi đó, việc đọc và ghi dữ liệu là chức năng cần thiết của một website.
  • Không có hỗ trợ sẵn có cho việc sử dụng kết nối mạng hay các ứng dụng.
  • Không thể xử lý đa luồng.
  • Không đồng nhất giữa các thiết bị do bị triển khai khác nhau.

Chính vì những lý do trên mà lập trình viên thường phải kết hợp JavaScript với những ngôn ngữ lập trình khác để thiết kế website. Vậy JavaScript và các ngôn ngữ lập trình khác nhau ở những điểm gì?

Sự khác nhau giữa JavaScript và các ngôn ngữ lập trình khác

Javascript là gì

Nếu so sánh JavaScript với HTML và CSS sẽ dễ nhận thấy điểm khác biệt là hoạt động tương tác tại website. So sánh với PHP thì điểm khác biệt lớn nhất là nơi hoạt động. Cụ thể:

  • JavaScript: Script này chạy trên các trình duyệt hoặc máy tính của người dùng, sử dụng thư viện của bên thứ 3 nên có thể tăng thêm chức năng cho website mà không phải code từ đầu.
  • HTML: Ngôn ngữ lập trình HTML thông dụng, chủ yếu sử dụng các thẻ tags như cho đoạn văn hay cho ảnh, để tạo nút bấm… hình thành các yếu tố trong một website.
  • CSS: CSS chính là việc xác định styles và định nghĩa nhiều loại nội dung mà đáng ra bạn phải làm thủ công với mọi yếu tố trong HTML.
  • PHP: PHP là ngôn ngữ phía server, có thể tạo ra kênh truyền thông tin tới và từ database, còn JavaScript thì không. Nó thường được sử dụng trong các hệ quản trị nội dung nền PHP như WordPress, lập trình back-end.

Cách hoạt động của JavaScript trên website như thế nào?

JavaScript chạy trên trình duyệt hoặc máy tính của khách hàng. Vì vậy, nó được nhúng trực tiếp vào một trang web hoặc tham chiếu qua file .js riêng được cài đặt trên máy tính của người dùng.

  • JavaScript được nhúng trực tiếp trên website: Dễ dàng thấy trên các trình duyệt hiện nay đều cho phép gắn JavaScript. Tất nhiên, các trình duyệt này cũng hỗ trợ người dùng việc tắt JavaScript. Vì vậy, nếu thiết kế website có sử dụng ngôn ngữ lập trình này, bạn nên biết thông tin này để lường trước được website của mình sẽ hoạt động như thế nào nếu không có JavaScript.
  • JavaScript được cài đặt trên máy tính: Nếu không được cài trên các trình duyệt, bạn phải lưu file .js vào máy tính và gọi nó ra sử dụng khi cần. Cách làm này không khả dụng lắm với người dùng. Vì vậy, rất ít khi lập trình viên thiết kế website sử dụng cách này.

Cách thêm JavaScript vào trang web?

Có 2 cách cơ bản để thêm JavaScript vào trang web:

Javascript là gì

  • Thêm JavaScript và HTML trực tiếp: Cách làm này khá đơn giản, bạn chỉ cần sử dụng tag vào nơi bạn muốn thêm mã JavaScript. Nhưng cách làm phổ biến nhất vẫn là thêm nó vào trong để nó tách hẵn khỏi nội dung chính của file HTML. Một số lập trình viên thích đặt thẻ vào phần body hơn để tăng tốc độ tải trang, JavaScript sẽ được parsed.
  • Chèn JavaScript trong HTML bằng một file độc lập: Nếu muốn tái sử dụng code, bạn nên tách hẳn JavaScript và HTML riêng ra. Nếu tách riêng, bắt buộc bạn phải chèn JavaScript trong HTML bằng một file độc lập. Cách làm này còn giúp tăng tốc website vì giảm thiểu được thời gian tải trang. Việc bảo trì website cũng dễ dàng hơn vì khi được tách riêng code sẽ dễ đọc hơn.

Để chèn JavaScript trong HTML bằng một file độc lập, đầu tiên bạn tạo một file JavaScript riêng biệt để có thể thêm JavaScript vào HTML thông qua file đó, sau đó gọi trong HTML documents tương tự như gọi CSS documents.

Những công cụ phát triển JavaScript

Một trong những lý do giúp JavaScript trở thành ngôn ngữ lập trình phổ biến nhất là các lập trình viên không cần tốn tiền mua một bộ phiên dịch để có thể phát triển JavaScript. Cách đơn giản nhất là sử dụng Notepad – công cụ đã được tích hợp sẵn trong máy tính.

Hiện nay, nhiều nhà cung cấp cũng cho ra đời các công cụ để phục vụ việc chỉnh sửa JavaScript. Trong đó phải kể đến:

  • Macromedia Dreamweaver MX: Cung cấp các thành phần JavaScript đã xây dựng trước, tích hợp tốt với cơ sở dữ liệu, đồng thời theo các chuẩn mới như XHTML và XML.
  • Microsoft FrontPage: Bên cạnh công cụ HTML Editor nổi tiếng, Microsoft cũng phát triển FrontPage giúp các lập trình viên phát triển JavaScript một cách dễ dàng.
  • Macromedia HomeSite 5: Thường được sử dụng để quản lý các website cá nhân.

Ngoài ba công cụ phát triển này còn có rất nhiều công cụ khác hỗ trợ để phát triển JavaScript. Tuy nhiên, nếu mới “chân ướt chân ráo” vào nghề thiết kế website, bạn chỉ cần sử dụng một trong ba công cụ trên là quá ổn để có thể bắt đầu luyện tập kỹ năng lập trình của mình.

JavaScript chắc chắn vẫn là ngôn ngữ lập trình phổ biến trong tương lai. Hãy trang bị cho mình những kiến thức cơ bản về JavaScript, tự tạo cho mình những website đơn giản nhất để luyện tập với ngôn ngữ lập trình này ngay hôm nay bạn nhé!

Hi vọng những chia sẻ trên đã giúp ích cho các bạn mới vào nghề, các bạn sinh viên đang học tập hay những ai đang tò mò “JavaScript là gì” có cái nhìn bao quát nhất về ngôn ngữ lập trình này. Nếu có thắc mắc thêm, đừng ngần ngại liên hệ với BizFly để được giải đáp nhé!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

0902.652.087